3,424 views

Giá Trị Của Lời Nói

Công Bố Phúc Âm

Đề Tài

Giá Trị  Của Lời Nói

Quý vị qúi mến

        Theo chuyên gia truyền thông cho chúng ta biết, trung bình một người nói mỗi ngày từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, lời nói của họ trong suốt thời gian một ngày đó; sẽ viết đầy 20 mươi trang giấy đánh máy.

         Có nghĩa là miệng chúng ta phát ra lời nói mỗi ngày mà đem nhân cho 30 ngày, thì trong vòng một tháng, lời nói chúng ta sẽ viết đầy hai cuốn sách ba trăm trang.

        Một năm, sẽ viết đầy 24 cuốn sách 300 trang. Và nếu một người nói trong vòng 50 năm sẽ viết đầy 1200 cuốn sách 300 trang.

         Lời nói được tính trong vòng 50 năm của một người gồm có: nói điện thoại, nói qua lời nhắn, đối thoại trực diện. Đây là sự nghiên cứu của chuyên gia đối với một người có đời sống sinh hoạt bình thường.

           Qua nghiên cứu của chuyên gia truyền thông; chúng ta thấy vấn đề không được đề cập tới cho một người có những nhu cầu của lời nói không bình thường. Cho nên, giả sử chúng ta tính thêm vào trong đời sống của một người với những trường hợp ngoại lệ phát sinh như: Cãi nhau, chửi nhau, nói xấu nhau, chắc có thể thêm vào 1/3 tổng số nữa. Có nghĩa là một năm từ 24 cuốn tăng lên 32 cuốn và nếu tính trong vòng 50 năm mà có cãi vã, nói xấu, nói hành, chửi bới lẫn nhau có thể tăng từ  1200 cuốn lên đến 1600 cuốn không chừng. Vì thế, lời nói chúng ta sử dụng phải thật là thận trọng. Vì Đức Chúa Trời đã phán trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ 13: 26 như sau: “ vả Ta b ảo các ngươi, đến ngày phán xét,người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói.”

     Bây giờ chúng ta hãy nghe một câu chuyện mà người dùng lời nói đúng với ý muốn của Đức Chúa Trời, thì lời nói sẽ đem lại một kết qủa không thể ngờ được.

      Fred là bạn của một mục sư người Mỹ. Ông đã làm chứng rất nhiều về Chúa cho anh. Nhưng anh một mực chống đối. Rồi tháng ngày trôi qua, ai bận việc nấy, họ không có cơ hội liên lạc với nhau nữa. Sau  đó anh fred bị một cơn bệnh nặng phải vào nhà thương cấp cứu, do chứng ung thư nên anh biết mình không thể sống lâu được nữa. Bên giường bệnh của anh bây giờ có anh Philip là người bạn Cơ đốc nhân. Anh Ferd bây giờ hỏi anh Philip: Tôi chết có được lên thiên đàng không anh? Anh Philip trả lời: Không đâu, anh sẽ đi hỏa ngục. Trước khi chết, nghe mình phải đi hoả ngục, bức tường chống đối Chúa trong lòng anh sập xuống. Anh nói với Philip: Xin anh cho tôi tin Chúa Giê-xu. Lòng anh Philip nghẹn ngào, hai hàng lệ tuôn trào như thác đổ. Ferd đã tiếp nhận Chúa Giê-xu, và ngày hôm sau, anh đã vĩnh viễn từ giã thế giới tạm bợ này để trở về thiên đàng với Đức Chúa Trời là Cha mình.

       Trong đám tang, anh Philip gọi điện thoại báo cho mục sư là bạn của anh Ferd biết để đến dự. Sau khi nghe anh Ferd chết , mục sư khóc sướt mướt vì không biết Ferd đã tin Chúa Giê-xu, nên nghĩ rằng  bạn của mình sẽ không có tên ở thiên đàng. Trên đường từ nhà đến nơi vĩnh biệt Ferd, lòng của ông mục sư cảm thấy rất đau khổ, vì mình không thấy được sự sống đời đời của bạn. Khi đến nhà quàn, ông sững sờ, vì Philip đã trang trí tai nơi đó như là một tang lễ của Cơ đốc nhân. Ông thấy lạ bèn hỏi Philip. Philip mới kể sự tình đầu đuôi, ông mừng qúa không cầm được nước mắt, chạy vào trong phòng vệ sinh khóc hơn lúc trước nữa. Thế mới biết trong cuộc đời Cơ đốc nhân, đâu có điều gì trên thế giới này quí giá cho bằng; khi mình dùng lời nói làm chứng cho một người quay trở về tin nhận Chúa Giê-xu, để tên họ có trên thiên đàng. Bạn cứ nghĩ xem: Mấy chục năm trong cuộc đời của chúng ta, lời nói phát ra từ môi miệng đã chiếm gần hết cuộc đời với những phương diện trong đời sống tạm bợ, để rồi nó sẽ có ngày tan biến vào trong cõi hư vô. Nhưng chúng ta dành được bao nhiêu thời gian trong cuộc đời đó để dùng lời nói mà truyền bá Chân lý của Đức Chúa Trời cho người chưa biết về Ngài, hầu cho tội họ được tha, linh hồn họ được cứu? Trong Thánh kinh sách Lu-ca 15 : 7 Lời Chúa phán: “ Trên trời sẽ càng vui mừng hơn, cho một kẻ có tội ăn năn.” Nếu bạn là một Cơ Đốc Nhân, thì câu Thánh Kinh này có phải là ước muốn của bạn trong lời nói của cả cuộc đời không? Nếu bạn trả lời phải, thì bạn đã làm được gì trong lời nói đối với tội nhân trong khoảng thời gian đã trôi qua? Còn nếu bạn cảm thấy tiếc nuối vì lời nói bạn đã trở nên qúa vô ích trong cuộc sống, thì bạn sẽ mong mỏi là bạn sẽ nói và làm những gì với khoảng thời gian còn lại?

          Phải chăng bạn đã có nhiều lần quyết định để biệt riêng một thời gian nhất định nào đó trong ngày, hay trong tuần, hoặc trong tháng cho việc chứng đạo một cách trung tín nhưng không thành? Hay là bạn đã từng cầu nguyện về công việc chứng đạo để xin Chúa cho bạn thực hiện được bằng bất cứ giá nào, mà theo bạn hiểu là hình như Chúa không trả lời vấn đề cầu nguyện của bạn? Nếu bạn là người rơi vào trong trường hợp trên thì mời bạn hãy lắng nghe câu chuyện ngắn sau đây:

          Con trai của mục sư Rich Mc Carrell thắc mắc về việc điều hành của cô thư ký: là tại sao có những cú điện thoại cô cho liên lạc, nhưng lại có nhiều cú điện thoại khác cô lại loại trừ? Ông phải giải thích cho con trai nhỏ của mình biết và ông nói: Nếu mẹ con gọi Ba mà Ba bận thì thư ký sẽ ghi lại lời nhắn và rồi hỏi mẹ con có quyết định gọi lại bố hay không? Cho nên đó là  việc làm khôn ngoan của thư ký. Còn riêng về phần con, nếu con nhắc máy gọi Ba, thì không cần phải để lại lời nhắn hay là quyết định gì khác, mà con sẽ gặp trực tiếp Ba ngay, vì con là con của Ba. Vài ngày sau; đứa con thử xem điều đó có thật sự là đúng hay không. Cậu nhắc máy gọi Ba. Ba trả lời ngay và hỏi: Con có cần gì không? Câu bé trả lời: dạ không, con chỉ muốn thử xem vấn đề liên lạc giữa Ba và con cùng cô thư ký có làm trở ngại không thôi mà! Trong Thánh Kinh sách Thi-Thiên 34 : 15-22 Lời Chúa phán: “ Đức Chúa Trời lánh xa người mưu ác. Nhưng nghe người công chính cầu xin.”

        Nhà báo chuyên viết đề tài thể thao Waddy spoelstra và vợ là Jean đều thọ 80 tuổi. Hàng ngày ông bà đều chứng minh tầm quan trọng của việc theo Chúa Cứu Thế Giê-xu. Bà Jean đã mắc chứng sung huyết tim ba năm rồi. Sau khi bà đi khám bệnh vào Mùa Thu năm ngoái. Bác sĩ của bà loan báo “ Tim của bà tốt và hai phổi của bà không còn đầy máu bèn là trong sáng. Cả hai người đang ở trên đường mình phục. Khi Waddy đáp ứng bằng lời ngợi khen Chúa. Bác sĩ trả lời: đúng thế. Ông bà đều có thái độ tích cực, ông bà tin ở lời cầu nguyện được nhận như trước kia tôi đã nói: “ Cầu nguyện  giữ một phần lớn trong sự chăm sóc y tế.”  Chúng ta nghĩ gì khi một Bác sĩ công nhận quyền năng chữa bệnh của Chúa chúng ta? Đây không phải là sự việc mới xảy ra, nhưng từ trước đến bây giờ và vẫn còn mãi-mãi về sau. Vì Lời Chúa dạy chúng ta tất cả còn ghi lại trong Thánh kinh là như vậy .

           Chúng ta sẵn sàng thoả thuận với nhau trên lời nói. Mọi người được dựng nên bình đẳng và có một số quyền không thể nhượng lại cho ai được, trong đó có quyền phát ngôn. Nhưng chúng ta không thể không nhìn thấy được sự bất bình trên đời sống mọi người được thể hiện trên nhiều mức độ khác nhau. Đây là sự kiện mà chúng ta phải chấp nhận mà không thể bực bội. Nhưng nếu đư ợc đặt một câu hỏi: Là có khi nào bạn cảm thấy bị xúc phạm đến nỗi buồn chán và bực bội rồi sanh ra tức giận khi biết  có một người nào đó nói thê, nói bớt, và vu oan cho bạn không? Nếu mỗi người trong chúng ta đều cảm nhận được sự thấm thía trong đau xót này, thì chúng ta sẽ thông cảm được cho những người đang là nạn nhân của nhiều người khác. V à cũng chính vì kinh nghiệm của sự cảm nhận đó đã khiến cho vô số người hy vọng s ẽ không bao giờ trở thành nạn nhân của chính mình.

        Có nhiều khi nhìn vào xã hội, với một đức tin yếu đuối và lệch lạc, chúng ta thấy vô số những hoàn cảnh trái ngược nhau chẳng hạn như: Ung thư tàn hai một đứa trẻ, trong khi một người hút sì ke nằm lề đường thì thì lại sống đến già. Một số người có sức khoẻ tốt, còn một số người khác thì lại đau ốm bệnh hoạn thường xuyên. Có người thì gặp sự thuận lợi luôn-luôn, còn một số người khác thì gặp hết hoạn nạn này đến hoạn nạn khác. Có  một số người làm việc gần chết mà vẫn nghèo. Còn một số người khác; xỏ tay túi quần đi chơi hết chỗ này đến chỗ kia mà vẫn giàu có, dường như cả đời họ ở trong sự may mắn. Và còn vô số những người nổi tiếng khác nữa ở rải rác trên toàn thế giới này.

       Khi Chúa Giê-xu cho Sứ đồ Phi-e-rơ biết là ông phải chết vì đức tin mình. Phi-e-rơ liền hỏi: Còn người dựa ngực Chúa thì sao? Nếu hiểu ngầm chúng ta thấy, ý Phi-e-rơ muốn nói: Còn Ông Giăng thì thế nào thưa Chúa, m à con chẳng thấy Chúa đề  cập đến? Chúa Giê-xu dạy rằng: mỗi người có một chương trình khác nhau điều xảy đến cho Giăng không can hệ gì đến Phi-e-rơ cả. Trong Thánh kinh sách Châm ngôn 16:23  Lời Chúa dạy về lời nói khôn ngoan như sau đây : “Lòng người khôn ngoan dạy dỗ miệng mình, và thêm sự học thức nơi môi của mình.” Ở trong sách Châm ngôn 17:7 Lời Chúa phán tiếp: “ Lời tốt lành không xứng với kẻ ngu; môi miệng giả dối lại càng ít xứng cho vua chúa thay.” Như vậy thì người tin Chúa Giê-xu sẽ  tìm s ự  khôn ngoan trong lời n ói như thế  nào?

      Khi chúng ta nhìn vào ai đó với công việc và trách nhiệm của họ mình thấy bực bội vì b ản tính ganh tị. Tự nhiên trong tư tưởng, chúng ta liền phát sinh ra một câu hỏi: Vì sao họ sung sướng và thoải mái hơn mình. Để trị được căn bệnh bực bội, thì phương thuốc để vô hiệu hoá nó là mình nên nhìn vào mình rồi nhìn vào Chúa, chứ đừng so sánh mình với người khác. Vì  LờI Chúa đã  dạ y mỗi chúng ta trong Thánh Kinh sách I Ti-m ô-th ê  6: 7“ Vì ch úng ta ra đời chẳng h ề  đem gì theo, qua đời cũng kh ông đem gì đi được.”

        Cho nên không ai là người hiện hữu trên đất này, dù người đó là ai mặc dầu, cũng không thể bắt buộc Chúa phải cho mọi người đều có cuộc sống hay hoàn cảnh giống như mình. Vì đó không phải là quyền của mình, mà là quyền bất khả xâm phạm của Chúa. Nói như thế; không có nghĩa là chúng ta phải hiểu trong sự gượng ép, giống như Chúa là Đấng có quyền, cho nên Chúa muốn làm gì thì tùy ý Chúa. Không phải như thế, giả sử bạn là một công nhân thuộc bất kỳ công ty sản xuất nào đó, thì trong công ty đó có nhiều người, nhiều trình độ, nhiều tài năng, mỗi người làm mỗi việc, lương bổng mỗi người trong từng công việc có khác nhau, nhưng sao chúng ta không thấy bất kỳ một công nhân nào lên tiếng khiếu nại với Ban giám đốc cả. Mà mọi người cứ an phận hoàn tất những công việc mà mình được giao, hết ngày này tới ngày khác? Câu trả lời đơn giản thôi: vì bạn không phải là họ, mà họ cũng không phải là bạn. Vậy nếu bạn là một Cơ-đốc-nhân đúng nghĩa, thì đừng bao giờ so sánh mình với người khác, và cũng đừng mong muốn mình sẽ có cuộc sống hay giàu có giống như ai. Vì bạn không thể hiểu được bạn, thì làm sao bạn lại hiểu được người không phải là bạn? Nhưng Chúa là Đức Chúa Trời toàn tri, Ngài hiểu biết tận tường cuộc đời của từng người, cho nên Ngài có chương trình cho mỗi người. Bạn đừng lo lắng bất kỳ phương diện nào trong sống đời tạm bợ này, hãy nương cậy nơi sự công bình của Chúa và bình an trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Bạn hãy đọc Lời Chúa được chép trong Thánh kinh sách Thi-thiên 71: 20 như sau: “ Chúa là Đấng đã cho chúng tôi thấy vô số gian truân đắng cay. Sẽ làm cho chúng tôi được sống lại. Và đem chúng tôi lên khỏi vực sâu của đất.” Cho nên, chúng ta chớ vì bất kỳ một sự việc hay hoàn cảnh, hoặc thử thách nào đó, mà dùng lời nói một cách vô ý thức, gây vấp phạm cho người khác. Trong Thánh Kinh Lời Chúa dạy chúng ta trong Th ánh Kinh s ách I Ti-m ô-th ê 6: 8 “ Như  vậy, miễn đủ ăn đủ mặc thì phải thoả lòng.”

     Bạn thử nghĩ: Trong suốt cả cuộc đời, xem ra chúng ta có nhiều cơ hội để  để suy nghĩ và suy diễn, sau đó chúng ta bày tỏ kết quả của sự suy nghĩ  qua môi miệng bằng lời nói. Đây là một sự việc vô cùng quan trọng. Ông bà ta thường dạy: “trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần.” Nhưng nếu hiểu theo nghĩa đem, thì 7 lần uốn lưỡi xong rồi nói, có chắc là đúng chưa? Ông bà ta cũng cho chúng ta biết giá trị của lời nói với những lời dạy dỗ như: “Lời nói là một đọi máu.”  “Lời nói gói để trăm năm” Có nhiều người nói không cần suy nghĩ, cũng chẳng cần cân nhắc, cũng chẳng cần biết sau khi nói hậu qủa nó sẽ ra thế nào. Cho nên cứ có cơ hội là nói, nói cho hết lời, nói cho hả dạ, nói để hạ danh dự của người, nói làm nhục người khác. Trong Thánh kinh sách Chân ngôn 16: 10 Lời Chúa cho chúng ta biết cách nói thế nào cho được khôn ngoan: “ Lời của Chúa ở môi vua. Miệng người sẽ không sai lầm khi xét đoán.”

         Khi đề cập đến phương diện lời nói, chúng ta cảm thấy rất đau lòng, khi nhìn vào Hội Thánh Chúa ngày nay,  vô số người Cơ đốc chỉ mang danh có Chúa, còn tư cách và lễ độ tệ hơn  cả những người ở ngoài đời. Cũng chẳng thiếu gì những bài giảng mang tự đề Yêu thương ,Tha thứ, Hiệp một, được lập đi lập lại trên toà giảng chẳng khác nào “ quốc kêu mùa hè.” Nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Vì có  một số người giảng cũng giống người nghe, người nghe cũng giống người giảng. Thế mới biết sự nguy hiểm của người dùng Lời Chúa, mà đa số người tin Chúa không để ý ở hai điểm quan trọng sau đây:

1/ Nếu thật sự bạn là người có tấm lòng yêu mến Chúa, thì bạn luôn-luôn có ước muốn dùng Lời Chúa để được Chúa dạy bạn, hầu bạn có cơ hội thay đổi con người cũ đầy lầm lỗi của mình, để mỗi ngày bạn trở thành con người luôn-luôn mới, có tấm lòng mới, để mỗi ngày giống Chúa Giê-xu hơn. Đây là người khôn ngoan biết dùng Lời Chúa để  đeo đuổi sự sống đời-đời đến hơi thở cuối cùng,rất đáng được khen ngợi.

2/ Nếu bạn là người giả hình, chỉ muốn làm ra vẻ yêu mến Chúa ở bên ngoài để cho người khác khen ngợi và cảm phục cái tấm lòng yêu mến Chúa trống rỗng của bạn mà người khác không thể nhìn thấy được. Thì Lời Chúa đối với bạn chẳng khác nào như là một phương tiện để che đậy cái xảo thuật bề ngoài của bạn, hầu đừng có ai phát hiện ra được con người bề  trong  của bạn, thì đây là một điều đáng buồn, rất nguy hiểm, bạn phải cẩn thận xem lại đời sống mình.

        Trong Thánh Kinh sách Ê-phê-sô 4:31 Lời Chúa dạy chúng ta: “ Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác.”  Theo bạn thì câu Thánh Kinh này Chúa ra lệnh cho ai vậy? Người ngoại đạo hay người trong Chúa? Câu hỏi của  tôi có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng xin bạn cứ vui lòng tự trả lời cho chính mình. Vì câu trả lời của bạn rất có gía trị, nó khiến bạn thấy rõ được con người thật của chính bạn. Trong Thánh Kinh sách Thi- thiên 141 : 3 tác giả đ ã cầu xin Chúa như sau:  “ Hỡi Đức Giê-hô-va xin hãy giữ miệng tôi v à canh cửa môi tôi.”

        Chắc có lẽ là bạn đồng ý với tôi câu Thánh kinh ở trên là  qúa quí cho người tin Chúa Giê-xu chứ? Nhưng nếu bạn nhìn vào trong Hội Thánh ngày nay, có nhiều người còn thua nhiều người người chưa tin Chúa Giê-xu thì bạn nghĩ gì? Vậy thì những Hội Thánh hiện đang có vô số người chưa thật sự trở thành người tin Chúa Chúa Giê-xu để giống Chúa Giê-xu thì những người đó sẽ giống ai? V à Hội Thánh đó sẽ có những “nét đặc biệt” như thế nào? Trong Thánh Kinh sách Hê-bơ-rơ 12:15 Lời Chúa dạy chúng ta: “ Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng.” Amen.

Servant  Elijah  Nghiem