2,675 views

Học Cách Làm Đúng

Bài-Giảng

Đề Tài .

Học Cách Làm Đúng

      Ở Việt nam, một gia đình thường có 4 hay 5 đứa  con trở lên. Nhưng cũng có gia đình có 10- 15 người. Tôi biết có một người phụ nữ còn trẻ mà có đến 16  đứa.  Có con thì không có gì khó. Nhiều hay ít thì tùy vào tình trạng của mỗi cặp vợ chồng, hay hoàn cảnh gia đình. Nhưng nuôi con và dạy con cả là một điều khó khăn và phước tạp. Gia đình nào cũng vậy. Nếu có nhiều con nhỏ thì khá vật vả. Chỉ đến khi nào con lớn lên, mà dạy nó biết nghe, biết vâng lời, chiụ học hành thì vui lắm. Một đứa bé khoảng 10 hay 12 tuổi, dựa vào thói quen và bản tính của nó, cha mẹ cũng có thể đoán biết được tương lai của nó về sau thế nào.

       Nuôi con đã khó, đã khổ rồi. Nhưng nếu nó không lớn được, vì mắc bệnh suy dinh dưỡng. Hoặc lớn mà không khôn. Hoặc khôn mà lại không ngoan, thì đó lại là một tương lai hoàn toàn đen tối. Có những gia đình chỉ có đứa một đứa con thôi. Nhưng khi nó khôn lớn, nó biết lo, thì qua đời sống nó, đi đến đâu cũng có ảnh hưởng được rất nhiều con người. Và chính nó, cũng làm thay đổi được nhiều phương diện trong cuộc sống gia đình. Có thể biến nghèo thành giàu. Biến buồn thành vui. Nhưng nếu đứa con đó đi ngược lại sự dạy dỗ của cha mẹ, thì sẽ trở thành hư hỏng, và những gì trong gia đình cũng sẽ biến đổi hết. Trong Thánh Kinh sách Châm ngôn 23: 24 Lời Chúa dạy: “ Cha người công bình sẽ có vui vẻ lớn. Và người nào sanh con khôn ngoan sẽ khoái lạc nơi nó.” Cho nên, một người tín hữu muốn trở thành hữu dụng để xây dựng Hội Thánh cũng phải được nuôi dưỡng và học hỏi. Và phải trở thành người tín hữu trưởng thành, thì Hội Thánh mới hy vọng. Nếu người tín hữu nào thất bại về phương diện này, sẽ là một gánh nặng cho hội Tháh. Và sẽ có không ít những rắc rối tiếp nối nhau, nảy sinh hết phương diện này, đến phương diện khác là điều không thể trách khỏi. bây giờ chúng ta la762n lượt tìm hiểu qua một số phương diện sdau đây.

I/ Người tín hữu phải được trưởng thành.

           Hội Thánh là một đại gia đình của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Hội Thánh là những người đã nhân được sự tha tội, được Chúa Giê-xu ban cho sự sống đời-đời, và biến đổi cuộc đời. Ngài phá đổ tất cả mọi công trình mà Sa-tan đã xây dựng trong đời sống cũ, trong tư tưởng cũ, với những thói quen, tật xấu đã ẩn dấu trong lòng của chúng ta. Khi Ngài phá đi, thì Ngài cũng xây dựng lại. Muốn xây dựng lại một đời sống mới cho đẹp ý Chúa, người Cơ-đốc phải học Lời Chúa. Trong Thánh kinh sách I Phi-e-rơ 12 : 1-2 Lời Chúa dạy: “ Vậy anh em đã từ bỏ mọi điều độc ác, mọi điều gian giảo, mọi thứ giả trá, lòng ghen ghét và sự nói hành, thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của Đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn.”

         Cuộc đời của một người Cơ đốc trong Chúa, là những bước tiến nhịp nhàng liên tiếp chứ không phải dừng lại hay lui đi. Vì mục đích của một người sau khi tiếp nhận sự sống phục sinh từ nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, là một cuộc sống hướng về thiên đàng, biết bổn phận, thấy trách nhiệm của mình để xây dựng Hội Thánh Chúa và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Và cái tiêu chuẩn của một người biết xây dựng Hội Thánh Chúa, phải là một người đã được trưởng thành trong Lời Chúa. Trong Thánh kinh sách Ê-phê-sô 4:13 Lời Chúa dạy: “  Cho đến chừng chúng ta thảy đều đạt đến sự hiệp một của đức tin và của sự thông biết Con Đức Chúa Trời mà nên bậc thành nhân, được tầm thước vóc giạc theo sự đầy đủ của Đấng Christ.”

         Chắc ai trong chúng ta cũng biết rằng: Tất cả những ngành nghề chuyên môn, người ta đều phân định một cách rõ ràng: Như Thợ, hay phụ thợ, hoặc lao công. Thợ thì có bằng cấp, còn thơ phụ thuộc về nghề nào, thì biết làm về nghề ấy, kinh nghiệm hay không cũng được. Còn lao công thì không cần biết gì cả, chỉ cần biết quyét dọn sạch sẽ là xong. Về phương diện Hội thánh, thì Đức Chúa Trời không cấp bằng cho ai cả. Nhưng những người hầu việc Chúa, xây dựng Hội Thánh Chúa, thì phải là những người trưởng thành. Người trưởng thành thì dễ nhận biết việc để làm, và làm đâu ra đó, nói đâu ra đó. Người trưởng thành, không làm việc bởi cái tôi của mình, cũng chẳng khoe khoang về sự hiểu biết mình, nhưng làm việc bởi sự nhận biết từ trách nhiệm và bổn phận của Chúa giao cho mình, xuất phát từ nơi bông trái của Đức Thánh Linh ban cho.

          Người làm việc Chúa thì bắt buộc phải có tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời đòi hỏi. Có một điều nghịch lý: Đó là một người làm công việc ở ngoài đời, thì thích đi học để biết cách làm thế nào cho đúng, hầu tránh những phí phạm và sai trật trong công việc của mình làm. Nhưng vô số người làm công việc Chúa, chẳng cần biết thế nào là đúng, là sai, làm thế nào cũng được. Từ chỗ đó, chúng ta mới thấy buồn ở chỗ: Con người tôn trọng chất lượng việc của con người- hơn công việc của Đức Chúa Trời. Đa số Hội Thánh Việt-Nam của chúng ta vô cùng trở ngại đối với những người làm công việc Chúa trong Hội Thánh, mà chưa phải là người trưởng thành, hay tái sanh. Có người làm vì cảm tình với mục sư, làm vì muốn danh tiếng chứ không phải vì Chúa! Mặc dù trong Thánh Kinh sách Cô-lô-se 3:23 Lời Chúa đã dạy: “ Làm việc gì hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa chứ không phải làm cho người ta.”

      Phải chi người Cơ-đốc nào cũng hiểu được rằng: người học trong bất kỳ ngành nghề nào, cũng có luật của ngành nghề đó, và người đó phải dựa vào luật để làm. Nhưng  còn người làm việc Chúa thì phần nhiều không cần biết luật Chúa dạy gì, cho nên nhiều khi đi đến chỗ phá luật, rồi phá Hội Thánh Chúa. Thánh Kinh gọi những người này là con đỏ, không lớn được. Trong Thánh Kinh sách Hê-bơ-rơ 5 : 12 Lời Chúa dạy: “ Đáng lẽ anh em đã làm thầy từ lâu rồi, nay còn cần người ta lấy những điều sơ học của lời Đức Chúa Trời mà dạy anh em; anh em cần ăn sữa thay vì đồ ăn đặc. Vả, kẻ nào chỉ ăn sữa thôi, thì không hiểu đạo công bình; vì còn là thơ ấu. Nhưng đồ ăn đặc là để cho kẻ thành nhân, cho kẻ hay dụng tâm tư luyện tập mà phân biệt điều lành và dữ.”

II / Người Tin Chúa Phải Biết  Phân biệt điều lành và điều dữ .

      Điều lành và điều dữ ở đây là điều đúng và điều sai. Khi thi cử, chẳng ai làm bài sai mà lại hy vọng được ban giám khảo chấm đúng, cũng chẳng ai làm bài đúng đáp số mà lại sợ ban giám khảo chấm sai. Tác giả thư Hê-bơ-rơ đã bày tỏ cái điều khó khăn, mà ông phải đối  đầu.

     1 /  Giáo lý của Cơ đốc giáo không phải một ngày một bữa mà người tin Chúa có thể hiểu được. Nhưng lại khó ở chỗ: ít tai muốn học để hiểu

      2 / Sự lãnh hội của người nghe lại khó khăn. Họ muốn làm cho sự hiểu biết bị kéo ngược trở lại. Sự hiểu biết của người nghe bị kéo lại nó có hai vấn đề được xảy ra.

     1/2  Người ta không ý thức được trách nhiệm và bổn phận của một người đang đứng trước sứ mệnh cao cả mà Đức Chúa Trời đang dùng để tiếp thu, hầu phục vụ công việc Chúa cho có hiệu qủa. Họ coi thường về việc này. Họ muốn phục vụ, nhưng không muốn tiếp thu sự dạy dỗ của sự phục vụ. Nên khi phục vụ gây khó khăn, vì phục vụ theo ý mình chứ không phải phục vụ Đấng kêu gọi mình.

    2/2  Người truyền đạt sự day dỗ tránh né truyền đạt những sự hiểu biết có tính cách khó khăn, cũng không giảng giải những điều sâu sắc mới mẻ, tránh dạy những kiến thức mới, những tư tưởng mới, sợ phiền hà đến những người khó tánh hay bất cần về kiến thức trong sự  phục vụ.

        Giảng dạy là điều khó. Thánh Phao-lô đã phải từng lăn lộn  với những Hội Thánh có những Cơ đốc nhân không lớn lên được. Nhưng không phải do người giảng tránh né điều này. Nhưng phải khó nhọc để đối phó với những người có sự hiểu biết chậm. Khơi lại tâm trí cho những người bất động. Chiếm đấu với những tâm trí khép kín, và lại hay có tinh thần đảo ngược mọi sự hiểu biết trong Hội Thánh.

        Nhưng bây giờ chúng ta cứ phải đối đầu với công việc này hoài hay sao? Nếu một gia đình mà có một số đứa trẻ không lớn được thì gia đình ấy có gánh nặng. Hội Thánh của Đức Chúa Trời cũng vậy. Vì thế mà chúng ta lại phải đầu tư từ lời cầu nguyện, lời khuyên cho đến sự dạy dỗ có tính cách lâu dài và bền lòng.

        Thánh Phao lô không nản trí, hay mất kiên nhẫn, thì người mục sư trong Hội Thánh ngày nay cũng không thể nản lòng được. Nhưng Hội Thánh chậm phát triển vì sự trưởng thành của Cơ đốc nhân không đều, vì trong Hội Thánh có một điều rất khó giải quyết đó là: Có một số  Cơ-đốc nhân không muốn tăng trưởng. Thành phần này đem đến khá nhiều rắc rối cho Hội Thánh. Trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời thì người mục sư được gọi là người đầy tớ Chúa. Nhưng người đầy tớ này lại có trách có nhiệm nặng nhất đối với Chúa, và lại có quyền hạn cao nhất trong Hội Thánh Chúa để duy trì mọi công việc trong Hội Thánh mà Đức Thánh Linh đã giao phó cho. Quyền của mục sư, không giống như quyền của một số giám đốc Công Ty.  Vì quyền của họ là quyền làm chủ. Và mọi người dưới quyền đều phải làm đẹp lòng chủ của mình. Nhưng quyền của Mục sư là quyền của một đầy tớ Chúa. Và tất cả mọi người phải theo sự hướng dẫn của đầy tớ Chúa, để cùng làm đẹp lòng chủ của chúng ta là Đức Chúa Trời. Trong Thánh kinh sách I Phi-e-rơ 5:1 Lời Chúa dạy: “ Hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho an hem; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm, chẳng phải quản trị phần trách nhiệm chia cho anh em, song để làm gương tốt cho cả bầy.”

     Người ta thường nói: Làm chủ thì khó, chứ làm tớ thì dễ. Nhưng trong Chúa thì hoàn toàn khác hẳn. Vì chỉ có Chúa là chủ, chứ không ai có quyền làm chủ của bất cứ ai. Cho nên một người đầy tớ Chúa mà làm đẹp lòng chủ tức là Chúa mình, thì trong Hội Thánh không phải chỉ có một mình mục sư làm được, mà tất cả những người tin Chúa trong Hội Thánh phải cùng với mục sư để hoàn thành tất cả mọi công việc để danh của Chúa chúng ta được tôn cao. Đó là một điều rất khó, nó nằm ở trong sự hiểu biết và sự quyết định của các con cái Chúa. Cho nên muốn làm vinh hiển danh Chúa, người tin Chúa phải biết ý muốn Chúa. Muốn biết ý muốn Chúa, người tin Chúa phải học Lời Chúa. Biết bao nhiêu Hội Thánh Việt-Nam lộn xộn cũng xuất phát từ những người không thích học Lời Chúa, nhưng lại thích làm việc Chúa!

      Ở trong Hội Thánh Chúa có một điều đáng sợ nhất đó là gì: Đó là sự trưởng thành thuộc linh giả tạo. Số người này chuyên làm rối loạn Hội Thánh. Thay vì góp phần làm cho Hội Thánh tiến lên, thì tiếp tay với Sa-tan làm cho Hội Thánh lộn xộn, gây phe đảng khiến Hội Thánh chao đảo, khó khăn đủ mọi chuyện. Người trưởng thành thuộc Linh giả tạo là người lúc nào cũng coi mình là đầy ơn, lúc nào cũng khoe là mình nghe được tiếng Chúa, biết ý muốn Chúa. Và lúc nào cũng coi lời nói và hành động của mình là do sự thúc dục của Đức Thánh Linh. Trong Thánh kinh sách ITi-mô-thê 6:1 Lời Chúa dạy: “ Hết thảy những kẻ dưới ách đầy tớ phải coi chủ mình là đáng trọng mọi đàng, hầu cho danh hiệu và đạo lý của Đức Chúa Trời khỏi bị làm trò cho người phạm thượng.”

    Trong Thánh kinh sách Hê-bơ-rơ 13: 17 Lời Chúa dạy: “ Hãy vâng lời kẻ dẫn dắt anh em, và chịu phục những người ấy. Bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình. Hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em.”  Một người được trở thành một đầy tớ Chúa thực sự, là một người được Chúa kêu gọi để bước vào sự hy sinh và phục vụ. Với chức vụ đầy tớ Chúa, biết bao nhiêu khó khăn trước mắt phải bước đi, mà không người tín đồ nào có thể hiểu được, cũng chẳng có ai chia sẽ gánh nặng, hay chịu trách nhiệm thay cho. Người đầy tớ Chúa không những phải chống chỏi với phong ba bão tố trên Hội thánh do ảnh hưởng của xã hội, của kinh tế, tài chánh, và hoàn cảnh sống của gia đình. Nhưng lại phải đối đầu với những thành phần chỉ trích, nói xấu nói hành người đầy tớ Chúa nữa. Khiến người đầy tớ Chúa vừa khổ thân, mà lại vừa khổ tâm nữa. Ước gì con cái Chúa trong tất cả các Hội Thánh Việt-Nam từ quốc nội đến quốc ngoại, yêu mến Chúa hết lòng, yêu mến đầy tớ Chúa thật tình, chung vai, góp sức, chịu khó, chịu khổ  với đầy tớ Chúa để cùng chia sẻ vui buồn trong công tác truyền giáo và xây dựng Hội Thánh những ngày còn sống trên đất thì được an ủi biết mấy. Đây là việc làm đúng, và mọi người tin Chúa trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời cần làm, cần phải thực hiện cấp bách, vì Chúa đến gần rồi.

        Chúng ta là những tin Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta có quyền hy vọng vững chắc về một tương lai tươi đẹp, và hạnh phúc thật sự đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Chúng ta sẽ cùng sống chung với nhau trên thiên đàng, nơi mà Chúa Cứu Thế Giê-xu đã sắm sẵn cho chúng ta. Vậy chúng ta hãy yêu thương nhau, và mọi người trong Hội Thánh cũng hãy yêu thương đầy tớ Chúa, để chúng ta cùng nhau hoàn thành sứ mạng, cũng như công việc của Đức Chúa Trời đã giao phó cho. Nếu bạn yêu thương đầy tớ của Đức Chúa Trời và anh em mình một cách chân thật. Thì bạn sẽ là người yêu mến Đức Chúa Trời một cách hết lòng. Nguyện Chúa ban phước cho đời sống bạn, để danh Ngài được tôn cao qua những lời nói và hành động của bạn trên Hội Thánh của Ngài. Amen.

Servant   Elijah  Nghiem