4,503 views

Xin Nâng Con Lên

        Nhưng dù sao chăng nữa, chúng ta cũng phải học những tấm gương của các đầy tớ Chúa trong Thánh Kinh. Chẳng hạn như trong bài Thi-thiên này, chúng ta học theo gương vua Đa-vít.

        Vua Đa-vít có kinh nghiệm chờ đợi sự trả lời của Đức Chúa Trời. Cho nên khi Đa-vít chờ đợi Chúa. Ông thấy sự chờ đợi đem đến cho ông một bài học qúi giá gồm bốn điều vô cùng ích lợi do sự chờ đợi sinh sản ra.

        1 / Ngài nâng ông lên khỏi sự ngã lòng .

        2/  Ngài đặt chân ông lên một tảng đá .

        3/  Ngài dành cho ông một chỗ đứng .

        4/  Ngài đặt vào môi miệng ông một lời ngợi khen mới.

      Phước hạnh, thường rất ít khi nhận được, nếu chúng ta không vượt qua được sự thử thách là sự chờ đợi. Để học và hiểu về sự thương xót của Đức Chúa Trời, chúng ta lần lượt tìm hiểu qua một số phần sau đây.

I / Xin Nâng Chúng Con Lên.

 Câu chuyện .

         Một tàu ngầm của Anh, nằm bất lực dưới lòng Đại dương. Nhiều ngày trôi qua và thủy thủ đoàn không còn hy vọng gì được cứu sống. Viễn ảnh thật mù mịt, vì người ta không thể nào nói được vị trí chính xác cho những con tàu đang trên mặt biển giúp đỡ. Vị chỉ huy giải thích cho họ biết rằng: Mình chẳng còn sống được bao lâu nữa.  Và ông đề nghị rằng:  “Chúng ta hãy hát một bài Thánh Ca tôn vinh Đức Chúa Trời là Cha chúng ta, khi chúng ta ở trong hoàn cảnh tận cùng này. Trong bài Thánh ca họ hát có câu “ Bóng tối càng sâu thẳm. Lạy Chúa xin Ngài ở với con.” Khi họ hát xong bài Thánh ca, thì họ cũng cảm biết mình mệt hơn, vì lượng dưỡng khí còn lại trong tàu cạn lần.

        Trong giờ phút càng ngày càng suy sụp, họ vẫn ngửa trông lên sự thương xót từ nơi Đức Chúa Trời. Lúc đó có một thủy thủ yếu hơn hết, đi lảo đảo về phía trước, Đức Chúa Trời điều khiển anh té vào trúng bộ thiết bị khởi động làm con tàu nổi. Con tàu hư hỏng hoàn toàn, bỗng nhiên hoạt động một cách bình thường. Và từ-từ nổi lên khỏi đáy Đại dương.Tất cả đều vui mừng ca ngợi Chúa, và mọi người về đến cảng an toàn.

       Nếu sự việc xảy ra qúa sức tưởng tượng của chúng ta, có thể chúng ta sẽ đặt một câu hỏi: Tại sao trong hoàn cảnh đen tối như thế, mà lại có thể đảo ngược được tất cả? Ai có thể làm chuyện đó? Và làm bằng cách nào? Bắt đầu từ đâu?  Có hai vấn đề quan trọng được nêu ra sau đây.

A /  Bởi quyền năng của lời cầu nguyện trong đức tin.

Câu chuyện cầu nguyện, của Hoàng Đế  Akbar  và đoàn tùy tùng .

       Ngày nọ, Hoàng đế Akbar đi săn trong rừng, khi đến giờ cầu nguyện, ông xuống ngựa, trải chiếu trên đất và gấp mình xuống cầu nguyện theo cách của những người Hồi giáo đạo đức; khi ở bất cứ nơi đâu.

         Lúc ấy, có một bà nhà quê vào chính giờ đó đang lo lắng, không thấy người chồng đi kiếm củi từ sáng sớm mà chưa thấy về. Bà đã chạy xông xáo vào rừng kiếm chồng. Mải chạy lo kiếm bằng được người chồng thân yêu, nên bà không thấy Hoàng đế đang cầu nguyện. Bà vô tình đá vào Hoàng đế mà không biết.

        Akbar bực mình vì bị xúc phạm như thế, song ông là một nhà Hồi giáo tốt nên giữ luật không lên tiếng nói với bất cứ ai trong khi cầu nguyện. Khi ông cầu nguyện vừa xong, vừa lúc người đàn bà tìm được chồng đi trở về, trong niềm vui mừng cười hả hê. Bà thấy Hoàng đế Akbar và đoàn tùy tùng ở đó  thì kinh ngạc sợ hãi. Akbar nổi giận với bà, ông nói:  Hãy giải thích thái độ vô lễ của ngươi, nếu không ta sẽ phạt rất nặng.

          Người đàn bà không chút sợ hãi, nhìn thẳng vào mặt vua bà nói: Tâu Hoàng thượng, thần đã qúa để tâm đến người chồng của thần đến nỗi đá vào Hoàng thượng mà thần đã không biết. Cũng như khi Hoàng thượng cầu nguyện với Đấng duy nhất; là Đấng qúi trọng vô cùng, không thể nào sánh được với người chồng của thần. Vậy mà Hoàng thượng còn biết được là thần đá vào Hoàng thượng, như vậy là Hoàng thượng đâu có chìm đắm thật sự với Đấng cao cả trong lúc Hoàng thượng  cầu nguyện đâu. Hoàng đế mắc cở qúa. Sau này ông tâm sự với các bạn rằng: Phải mất năm mươi năm, với một cú đá của người đàn bà, tôi mới học được một bài học qúi giá, để nhận ra được tấm lòng của chính mình với Đức Chúa Trời trong lúc cầu nguyện là thế nào? Trong Thánh kinh sách Gia-cơ 1 : 6 Lời Chúa dạy: “ Nhưng phải lấy đức tin mà cầu xin , chớ nghi ngờ ; vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển , bị gió động và đưa đi đây đó.”

B /  Phải tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.

       Đức Chúa Trời cần con người xác nhận mình bất toàn, bất năng, yếu kém, không ra gì. Chính vì sự xác nhận một cách thật lòng đó, cho nên con người mới có thể bám chặt và nương cậy vào chính Ngài trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.

II /Tình trạng của đức  tin.

       A/  So sánh niềm tin  ở Việt-nam và Hoa-kỳ .

        Thật đáng buồn khi nhìn vào một số khá đông Hội Thánh Việt-nam tại Hoa-kỳ. Chúng ta đã thấy một điều khá rõ rệt đó là: Cuộc sống nếu có phần no đủ, thì đa số phần tâm linh con người đi đến chỗ nghèo nàn, và đói khát. Vì vật chất càng cao, thì tâm linh càng thấp. Vật chất càng được xem trọng, thì phần tâm linh sẽ bị xem nhẹ. Cho nên con người không thể nào duy trì được sự phước hạnh về tài sản; và công việc làm ăn đang có của mình. Vô số người có thói quen bỏ cả nhà thờ ngày Chúa nhật để thu thêm lợi tức, mà chẳng ai bắt buộc họ cả. Sức mạnh của đồng đô-la đã hủy hoại phần tâm linh, và gậm nhấm tấm lòng khao khát thờ phượng Đức Chúa Trời. Trong Thánh kinh sách Châm ngôn 30:9 tác giả được Chúa cảm động để thốt lên rằng : “ Xin dang xa khỏi tôi sự lường gạt và lời dối trá; chớ cho tôi nghèo khổ hoặc sự giàu sang, hãy nuôi tôi đủ vật thực cần dùng. E khi tôi no đủ, tôi từ chối Chúa mà rằng: Đức Giê-hô-va là ai? Vả lại, e tôi bị nghèo khổ, ăn trộm ăn cắp. Và làm ô danh của Đức Chúa Trời tôi chăng.”

       Thật như vậy. Trải qua mấy chục năm trên đời sống. Tôi đã thấy qúa nhiều người giàu trong Chúa sa vào tình trạng này, và sau khi bị phá sản, họ đã can đảm đứng lên trong Hội Thánh để làn chứng  sự thất bại của họ cho người khác đừng bước theo. Tôi cũng chưa thấy người nào đánh mất niềm tin của mình nơi Đức Chúa Trời, mà lại là người có phước hạnh cả. Đành rằng họ có một thời gian dài trên đời sống hưởng thụ một cách sung sướng lắm, nhưng sự sunbg sướng đó nó đâu có bao giờ tích lỹ trong cái thân thể tạm bợ này đâu. Cho nên họ đâu có biết rằng: đó là thời gian Đức Chúa Trời chờ đợi họ ăn năn và quay đầu trở lại. Nhưng nếu cơ hội này qua đi, thì họ sẽ nếm trải một chút ít hương vị ngọt ngào giả tạo. Sau đó, hưởng thụ nhiều cay đắng trong cuộc đời qua sự quyết định dại dột của mình. Chưa kể sau khi nhắm mắt tắt hơi, lại phải đối diện với sự phán xét của Đức Chúa Trời yêu thương một cách công bình.

B/ Xác định vị trí đứng của chính mình.

       Chúng ta phải tự hỏi rằng: Tôi đang ở đâu trên hành tinh này. Có vô số người đang định vị sai lầm về chỗ đứng của mình, họ tưởng rằng, mình đang ở trong những lâu đài kiên cố và sang trọng ngang hàng với thiên đàng! Chứ họ đâu biết rằng, mình đang ở dưới đáy Đại dương, biết bao nhiêu sự kinh khủng đang vây quanh linh hồn và thể xác. Bạn sẽ có toàn quyền chọn lựa và quyết định cho mình về phương diện tâm linh lẫn vật chất qua hai đời sống của hai nhân vật trong Kinh Thánh đó là Áp-ra-ham hay là Lót.

 C/  Bạn có dành thời gian để cầu nguyện tha thiết với Chúa không?

        Kinh nghiệm của bạn trong khi cầu nguyện tha thiết với Chúa, là cầu nguyện với tình trạng tâm linh như thế nào? Bạn cầu xin Chúa giải quyết những nhu cầu của riêng bạn một cách khẩn thiết. Hay cầu nguyện xin Chúa ban cho bạn sự khôn ngoan để hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của một người Cơ-đốc mà Chúa giao cho mình.

Câu chuyện: Về lòng quyết tâm

       Vào một mùa đông lạnh lẽo, trời lại mưa tầm tã, người ta thấy một cụ già hành hương hướng về núi Hy mã Lạp Sơn. Một chủ nhà trọ nói với ông, làm sao cụ có thể đến được nơi đó- trong một thời tiết xấu như thế này? Cụ trả lời: Không có gì khó, vì tôi cho trái tim đi trước, các phần khác tự động muốn sống phải đi theo sau.

       Còn nếu chúng ta cho sự ước muốn đời này đi trước, để trái tim lại, thì các phần khác sẽ bám theo trái tim và rồi sẽ cùng chung số phận. Trong Thánh Kinh sách Cô-lô-se 3 : 23 Lời Chúa dạy: “ Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chứ không phải làm cho người ta.” Trong Thánh kinh sách Ma-thi-ơ 17 : 20 Lời Chúa phán: “ Vì ta nói thật cùng các ngươi, vì nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng: “ Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, vì không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được.”

 Câu chuyện : Phản ứng trước thử thách :

          Lần đầu tiên, khi một con ngựa ba tuổi, chưa từng được gắn yên cương, nên khi nó nhận cái cảm giác của yên cương trên lưng nó, thì đó là một hiện tượng kinh khủng, đầy sợ hãi. Một số con khác sẽ phản ứng rất giận giữ, bằng cách lùi lại và tìm cách bỏ chạy, thậm chí lấy chân trước đá vào người huấn luyện.  Mũi thì thở phì phò, mắt thì đảo qua lại, và rất là sợ hãi . Một số con khác qúa sợ chỉ biết đứng yên một chỗ, run rẩy giống như chiếc lá rụng, mắt thì cứ đờ ra, như là sắp chết.

         Cơ đốc nhân non trẻ cũng đáp ứng trước thử thách giống như các con ngựa chưa được tập luyện. Một số thì sợ sệt kêu gào với Chúa rằng: Điều gì đang trục trặc vậy Chúa? Chúa bảo Chúa không để con qúa sức đâu, nhưng bây giờ con thấy con chiụ hết nổi rồi. Và rồi từ đó trở nên bướng bỉnh, và mất đi tấm lòng yêu mến và tin kính Chúa.

        Một Hội Thánh mà không có những con người từng trải về kinh nghiệm thuộc linh trong bước đường theo Chúa, để chia sẻ kinh nghiệm cho người khác, thì Hội Thánh đó có nhiều điều đáng tiếc sẽ xảy ra. Vì có qúa nhiều người non trẻ về đức tin sẽ khó đứng vững trước thử thách gian nan phải có- khi xây dựng và mở mang công việc của Đức Chúa Trời.

         Trong bất kỳ thời buổi nào, thì Hội Thánh luôn là mục tiêu của nhiều phía. Cho nên cái điều quan trọng của một Cơ-đốc nhân trong Hội Thánh là phải biết hiệp một, vì thiếu sự hiệp một là thiếu sự giúp đỡ, thiếu sự giúp đỡ là thiếu sức mạnh, thiếu sức mạnh là không có lòng hăng say, thiếu lòng hăng say, con người đâm ra chán nản. Một Hội thánh như thế được gọi là Hội Thánh thiếu sức sống thuộc linh. Đây là trách nhiệm của tất cả mọi người.

          Người ngoài đời họ đã có nhiều sự buồn phiền, họ muốn vào Hội Thánh để được đón nhận niềm vui, mà vào đây ai cũng sầu não hết thì làm sao họ đủ can đảm để tìm đến Đấng Chrits được.

Câu Chuyện:

           Có một vị khách được mời đi tham quan khu trại phung tại Ấn độ. Sau khi đi tham quan xong về ông chia sẻ: “Ông nói, trước khi đi tham quan tôi nghĩ ở đó có một không khí đau buồn, nặng nề, và thất vọng lắm. Nhưng  không ngờ khi đến nơi này tôi thấy tiếng cười vẫn có ở đây: Tôi thấy cả trại cười rộ lên khi thấy một người làm ngựa, còn người kia thì  ngồi lên lưng cỡi. Người làm ngựa thì đui hai con mắt, người cỡi ngựa thì gãy hai chân. Nhưng điều tôi cảm động nhất là họ biết dùng những cái mạnh của mình để góp phần giải quyết cái yếu của kẻ khác. Hãy tưởng tượng trong một Hội Thánh giống như thế thì quyền năng của Đức Thánh Linh thể hiện trong Hội Thánh lạ lùng như thế nào?

        Thánh Phao-lô ví sánh ân tứ thuộc linh như các bộ phận khác nhau  trong thân người. Tất cả chúng ta mỗi người đều có điểm yếu và điểm mạnh. Điểm mạnh và yếu của mỗi người đều khác nhau. Nhưng Đức Chúa Trời đã cho chúng ta ít nhất một ân tứ để đóng góp vào trong Hội Thánh cho hoàn thiện mọi việc. Chúng ta cần có nhau. Vì trong Chúa chẳng có ai không ra gì trước mắt Ngài.

 III/ Làm sao để bạn duy trì được bổn phận và trách nhiệm trong nhà của Đức Chúa Trời .

        Chỉ có cách duy nhất để  ý thức được bổn phận, trách nhiệm, và tình yêu thương, cùng sự tha thứ dồi dào của mỗi người trong Chúa là gì? Trong Thánh Kinh sách “ Giê-rê-mi 9: 23 Lời Chúa phán: “ Người khôn chớ khoe sự khôn mình; người mạnh chớ khoe sự mạnh mình, người giàu chớ khoe sự giàu mình. Nhưng kẻ nào khoe, hãy khoe về trí khôn mình, biết ta là Đức Giê-hô-va Đấng làm ra sự thương xót  chánh trực và công bình trên đất, vì ta thích những sự ấy. Đức Giê-hô-va phán vậy.”

Câu chuyện đàn ngỗng trời.

         Mùa thu sắp sửa chấm dứt. Bạn nhìn thấy đàn ngỗng trời bay về phía Nam để qua mùa Đông, nó bay theo hình chữ V. Bạn có thể tự hỏi khoa học nào đã khám phá ra lý do, giải thích tại sao chúng bay theo đội hình đó.

          Bạn biết rằng, khi một con chim vỗ cánh, nó tức thời tạo nên một lực đẩy nâng cao con ở phía sau. Khi bay theo dội hình chữ V, cả đàn tăng thêm  ít nhất là 75% lực đẩy lớn hơn khi một con bay một mình.

           Khi một con ngỗng bay ra khỏi đội hình, nó thình lình cảm thấy lực cản, tốc độ bay bị chậm lại, nó liền vội vàng vào lại đội hình để tận hưởng lực nâng của con chim bay phía trước. Khi đang bay mà đội hình bị lệch lạc, thì những con ngỗng phía sau cất tiếng kêu, để các con phía trên biết mà sửa lại đội hình.

          Cuối cùng có một điều quan trọng đó là : Khi có một con ngỗng đau hay bị thương do đạn bắn lạc ra khỏi đội hình, thì sẽ có hai con khác bay ra khỏi đội hình với con đó, giúp nó đáp xuống đất an toàn và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại với bạn cho đến khi nào biết chắc rằng, con bị thương có thể bay được hoặc là chết. Chỉ sau khi đó; nó mới bay tiếp, hoặc nương vào một đàn khác để hy vọng bắt kịp đàn của chúng. Nếu những người tin Chúa cùng làm việc chung với nhau, mà ý thức được sự đoàn kết, thương yêu, thì sức mạnh của họ sẽ như thế nào?

IV/ Bạn có biết  chắc rằn, đời sống mình hiện nay  đang được Chúa khen ngợi không ?

        Trong Thánh Kinh sách các Quan xét 5: 23  có đề cập đến một người tên là Mê-rô. Trong câu 23 Kinh Thánh ghi lại rằng: “ Sứ giả của Đức Giê-hô-va phán thế nào? Hãy rủa sả Mê-rô. Hãy rủa sả, rủa sả dân cư nó. Vì chúng nó không đến tiếp trợ Đức Giê-hô-va.Không đến tiếp trợ Đức Giê-hô-va đánh các dõng sĩ.”

          Đa số người Cơ đốc, khi đứng trước công việc của Đức Chúa Trời, thì họ có khuynh hướng khước từ một cách không khoan nhượng, bằng những lời lẽ rất quen thuộc; chẳng hạn như: Tôi không có ơn làm việc đó! Thôi để cho người khác làm đi, tôi bận công việc qúa mà. Tôi không có giờ đâu..v……v.. Khi lật lại những trang đầu của sách Sáng-thế-ký và đọc, thì Thánh Kinh cho chúng ta biết rõ mình là con người tham lam và gian ác với Đức Chúa Trời quá đỗi. Ngài ban cho chúng ta sáu ngày. Còn ngày Chúa Nhật nghỉ để thờ phượng Chúa thì mình cũng lấy luôn để trục lợi theo ý muốn riêng tư. Thì điều đó cũng có nghĩa là: Con người không thờ phượng Đức Chúa Trời, mà thờ phượng chính mình trong ngày đó. Họ tự hào rằng: Họ tự ban phước lấy cho họ. Không cần sự chúc phước từ nơi Đức Chúa Trời. Nhưng nếu ngày mai, người đó trải qua một cơn bệnh hiểm nghèo hết phương cứu chữa, thì người đó có thể nói với bệnh tật rằng: Tôi bận rộn lắm, không có thời gian nằm nhà thương đâu.Có không? Như vậy thì bạn phải hiểu cho rằng: Chỉ khi nào quyền hạn của sự ngăn trở, khống chế ý muốn bạn bằng bất cứ hình thức nào đó, thì lúc đó bạn mới chiụ hạ thấp giá trị của sự ước muốn xuống, nếu không bạn sẽ tự cao và kiêu ngạo với Đức Chúa Trời.

          Nếu đặt một câu hỏi: Có khi nào bạn nghĩ rằng: Bạn không góp phần hầu việc Chúa thì Chúa sẽ thất bại không?  Bạn không có mặt trong sự thờ phượng Chúa Nhật hàng tuần thì nhà thờ phải đóng cửa không? Bạn có nghĩ rằng, nếu bạn không rao truyền Tin-lành cho thế giới này, thì sẽ không có bao nhiêu người được Chúa cứu không? Trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ 3: 9 chép: “ vì ta nói cho các ngươi rằng : Đức Chúa Trời có thể khiến đá này sanh ra con cái cho Áp-ra-ham được.” Cho nên sự có mặt của bạn và tôi trong công việc Chúa cũng không dư, mà sự thiếu vắng của bạn và tôi cũng không thiếu. Nhưng chúng ta phải hoàn thành bổn phận và trách nhiệm của một người đã được Chúa cứu, để làm chứng về Chúa cho những người chưa biết đến sự cứu chuộc của Chúa Cứu Thế Jêsus.Bạn còn nhớ câu Thánh Kinh trong sách Ma-thi-ơ 6: 33 không? Lời Chúa phán: “ Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ thêm cho các ngươi mọi điều ấy nữa.”

         Có nghĩa là Đức Chúa Trời muốn nói với bạn, là bạn hãy làm công việc của Đức Chúa Trời trước, rồi mọi nhu cầu trong đời sống Ngài sẽ ban cho bạn đủ những điều cần dùng sau đó. Vậy thì bạn tìm kiếm được nguyên tắc trong câu Thánh Kinh này là gì? Công việc của Đức Chúa Trời Ngài cần bạn. Còn nhu cầu của bạn, tất cả nằm trong sự  ban cho từ nơi Đức Chúa Trời.

       Thế giới ngày nay có qúa nhiều người đi ngược lại nguyên tắc này đó là: Công việc Đức Chúa Trời đáng lẽ loài người phải lo, nhưng họ bỏ cho Đức Chúa Trời tự lo, cho nên sự chết về phương diện tâm linh của con người đang gia tăng khủng khiếp trên địa cầu này. Vật chất của đời sống hằng ngày, họ phải cầu xin Đức Chúa Trời ban cho. Nhưng họ tự tìm kiếm không cần đến sự ban cho của Đức Chúa Trời. Cho nên thế giới ngày nay đang đi đến tình trạng đói kém khủng khiếp là như thế .

          Trong Thánh Kinh sách Khải huyền 3 : 14 Lời Chúa phán cho Hội Thánh Lao-di-xê rằng: “Ta biết công việc ngươi, ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước  gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay. Vậy thì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh nên ta nhả ngươi ra khỏi miệng ta.”

       Cuộc sống của một người Cơ đốc thành công không phải là tiền bạc, vật chất, hay danh vọng, đia vị ngoài xã hội, hoặc chức vụ trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Mà là sự tương giao mật thiết trong đời sống hằng ngày giữa mình với Chúa. Biết lắng nghe tiếng Chúa gọi, biết hy sinh trong sự hầu việc phục vụ Chúa. Biết mình chẳng ra gì trước tình yêu thương vô hạn lượng của Đức Chúa Trời. Trong Thánh kinh sách Khải Huyền 13 : 17 Lời Chúa phán: “ Vả ngươi nói: Ta giàu , ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa; song ngươi không biết mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ.”

       Bạn đừng yên nghĩ trên số tài sản khổng lồ hiện đang có, vì nó chẳng có một lời bảo đảm nào cho bạn cả. Nhưng bạn hãy đặt cuộc đời mình yên nghỉ trong cánh tay toàn năng và yêu thương của Đức Chúa Trời . Có nhiều người tỉ phú tại Hoa-Kỳ khi nằm xuống không có đồng xu dính túi .Con người hãy biết mình đang ở trong điểm tận cùng của sự khốn khổ , hãy ngửa trông lên sự thương xót của Đức Chúa Trời ,xin Ngài vực mình lên để trở thành một công cụ hữu ích trong nhà Chúa ngay trong cuộc đời tạm này ,trước khi bước vào thế giới đời đời vĩnh cửu nơi đời sau.

Trong Thánh kinh sách Ma-thi-ơ 9 : 27 “ Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy hãy cầu chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình.”

         Tương lai của thế giới này đang chờ sự có mặt của bạn. Bạn hãy thưa với Chúa rằng Có con đây, xin Ngài cho con đứng lên, để con làm chứng nhân trung thành của Ngài cho thế giới đến hơi thở cuối cùng. Amen.

Servant  Elijah  Nghiem