2,302 views

Ánh Sáng Chân Lý

Công Bố Phúc Âm

Đề Tài

 Ánh Sáng Chân Lý

          Đây là chương trình Công Bố Phúc Âm” do do Vietnamese Global Missionary thực hiện. Thay mặt cho Ban Điều Hành, chúng tôi kính gởi đến qúy vị lời chào thăm thân ái trong tình yêu thương của Chúa Cứu Thế Giê-xu Christ, Chúa chúng ta.

       Kính thưa qúy vị tín hữu, là những người đặt niềm tin vào Chúa. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi có nhận được một số lá thư của một số qúy vị tín hữu thuộc giáo hội Công giáo gởi về. Nội dung thư yêu cầu chúng tôi giải đáp theo Chân lý Thánh Kinh cho một số câu hỏi thắc mắc có liên quan đến niềm tin.

       Trước khi đi vào phần trả lời của những câu hỏi. Chúng tôi xin thưa cùng qúy vị được rõ: Những câu trả lời dưới đây không mang tính ranh giới; để phân biệt giáo hội hoặc giáo phái nào cả. Vì chúng tôi lấy Chân lý Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời làm nền tảng, hầu  giúp qúy vị hiểu đúng theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Sau đó tùy vào  sự quyết định của qúy vị. Nhưng nếu có ai muốn hiểu khác hơn, hầu tạo nên một bầu không khí căng thẳng, thì đó là điều ngoài ý muốn của chúng tôi, và chúng tôi không chiụ trách nhiệm về những trường hợp đó. Bây giờ chúng tôi xin lần lượt nêu ra một số câu hỏi thắc mắc của qúy vị đã gởi về. Sau đó chúng tôi sẽ dùng Thánh Kinh để trả lời những câu hỏi ấy.

 I /  Theo Thánh Kinh, thì người tin Chúa có tội; xưng tội với ai?

Trả lời : Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta phải dùng Thánh Kinh để xem những người có tội ngày xưa cũng như ngày nay xưng tội với ai cái đã. Trong Kinh Thánh sách Thi-Thiên 32 : 5 Vua Đa-vít đã được Thánh Linh cảm động để thốt lên rằng: Tôi đã thú tội cùng Chúa, không dấu gian ác tôi. Tôi nói: Tôi sẽ xưng các vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi”.” Trong Thánh Kinh sách Đa-ni-ên 9:4  Ghi lời cầu nguyện của Đa-ni-ên như sau:” Ta cầu nguyện và ta xưng tội cùng Ngài mà rằng: Ôi! Chúa là Đức Chúa Trời cao cả đáng khiếp sợ”.” Trong Thánh Kinh sách I Giăng 1:9Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác”.”

       Trên mạng lưới truyền hình tại các quốc gia, họ thường có phần quảng cáo thương mại về những loại thuốc tẩy, dùng để tẩy những bộ quần áo có dính  sơn, mực, hay một số màu sắc v…v . mà bột giặt hay xà bông loại thường không thể dùng để tẩy những loại này. Đã có những nhà sản xuất thực hành trên mạng lưới truyền hình cho chúng ta thấy tận mắt: Chẳng hạn như một chiếc áo sơ-mi trắng dính mực, đem ngâm vào trong một loại thuốc tẩy được quảng cáo là có sức mạnh để tẩy mực, nhưng khi ngâm cái áo vào xong, mười lăm phút sau lấy ra vết mực vẫn còn nguyên. Đó là thuốc tẩy giả hiệu. Nhưng bề ngoài bình thuốc nó giống thật lắm! Còn bên trong làm sao ai biết được. Sau đó nhà quảng cáo đem một loại thuốc tẩy khác và cho biết rằng, đây mới là loại thuốc tẩy thật, làm bay được vết mực, vì trong thành phần hợp chất này có công dụng để làm những vết dơ biến mất. Và đúng như thế, khi chiếc áo được ngâm vào, sau năm phút lấy ra, thì những vết dơ không còn. Chiếc áo trở nên trắng tinh. Đây là chất tẩy đúng hiệu. Nếu bạn có một bộ quần áo dính những vết dơ như thế, mà mỗi lần ngâm vào thuốc tẩy loại giả hiệu, nó không hết, mà lại làm cho cái áo mau hư hơn, thế  thì bạn nghĩ thế nào? Bạn có nỗ lực tìm kiếm loại chính hiệu không, hay là cứ tiếp tục xài loại không công hiệu? Nếu thế thì càng ngày càng tốn tiền hơn, áo quần lại mau rách hơn, và vết bẩn sẽ nhiều hơn, cuối cùng bộ quần aó đó phải đi đến một quyết định là vứt nó vào trong thùng rác!
      

        Sống trong một thế giới tạm bợ này, mọi đồ vật đều có khuynh hướng đổi màu; và trở nên cũ kỹ; rồi hư đi. Còn đời sống của con người luôn-luôn có khuynh hướng sa vào tội lỗi, làm nhơ bẩn về phương diện tâm linh của mình, rồi từ-từ đi vào sự hư mất. Nếu không biết cách để phục hồi nó, qua sự hướng dẫn của Lời Đức Chúa Trời. Là một người tin Chúa bạn có nghĩ là qua đời sống hàng ngày, hoàn cảnh dễ đẩy đưa mình đến chỗ phạm tội với Đức Chúa Trời không? Dễ lắm thưa bạn! Chính vì thế mà Thánh Phao-lô đã được Thánh Linh cảm động để thốt lên trong sách Rô-ma 7:18 “Vả , tôi biết điều lành chẳng ở trong tôi đâu, nghĩa là trong xác thịt tôi, bởi tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn. Vì tôi không làm điều lành mình muốn, nhưng làm điều dữ mình không muốn.””

      Bạn có thể cầm bất cứ một vật gì đó quăng lên, bạn sẽ thấy nó luôn-luôn có khuynh hướng rơi xuống đất, vì bị sức hút của trái đất kéo xuống. Sự cám dỗ đối với con người cũng thế, dù chúng ta không muốn nhưng nó cứ muốn tấn công chúng ta. Nếu yếu đuối chúng ta sẽ sa ngã. Khi sa ngã; chúng ta phải làm gì để được Chúa tha tội một cách thật sự, chứ không phải nhờ hệ thống tôn giáo; tha tội cho chúng ta bằng hình thức bề ngoài. Điều này bạn khó có thể nhận ra. Ngoại trừ bạn đọc và suy gẫm Thánh Kinh, thì mới có con đường phước hạnh thật sự cho bạn. Sau đây là hai bước phải làm cho một người phạm tội với Chúa:

         1/  Ăn năn .
        Chúng ta phải làm rõ nghĩa thành ngữ ăn năn ở đây. Theo bạn thì ăn năn là gì? Có phải ăn năn đồng nghĩa với hối hận không? Không phải. Ăn năn là nhận biết được việc làm của mình là sai trái, đi ngược lại với lời dạy của Chúa, cảm thấy đau khổ từ nơi sâu thẳm của tấm lòng mình, thực tâm thưa với Chúa để được Ngài thương xót tha thứ và từ bỏ vĩnh viễn; không bao giờ tái phạm nữa. Còn hối hận là bạn vẫn công nhận điều đó là sai trái. Muốn Chúa tha thứ, nhưng không chiụ từ bỏ, vẫn có ý định tiếp tục hành động sự việc đó một cách khôn ngoan hơn, tinh vi hơn. Cho đến khi nào đạt được kết qủa làm thoả mãn sự ước muốn của mình mới thôi. Cho nên hối hận đối với Đức Chúa Trời không bao giờ Ngài chấp nhận. Và tội lỗi bạn cũng không bao giờ được Ngài tha cho .

          2/  Xưng tội Và Từ Bỏ
         Đây là vấn đề quan trọng mà hàng triệu người tín hữu Công giáo đang lầm lẫn. Trong phần này tôi có một số câu hỏi gởi đến cho qúy vị, hầu qua đó quý vị có thể thấy được những điều mà giáo hội Công giáo hướng dẫn đã đi quá xa với lời dạy của Đức Chúa Trời trong Thánh Kinh. Đây là một điều qúa nguy hiểm. Vì càng đi xa lời dạy của Đức Chúa Trời bao nhiêu, thì chính người tín hữu lại càng phạm tội với Đức Chúa Trời nhiều thêm bấy nhiêu. Có nghĩa là“ tội chồng lên tội”.Chính vì lẽ đó mà Đức Thánh Linh đã cảm động vua Đa-vít để ông thốt lên trong Thi-thiên 119:105 rằng : “Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi ,là ánh sáng cho đường lối tôi” .” Bạn không có lời Chúa bạn sẽ chết! Vì chính bạn sẽ chiụ trách nhiệm về cái chết của linh hồn mình, chứ chẳng có giáo hội nào, hay người lãnh đạo tinh thần nào chiụ trách nhiệm cho bạn cả. Vì nói đúng hay nói sai Thánh Kinh là quyền của bất cứ giáo hội hay giáo phái nào, hay vị lãnh đạo tinh thần nào đó. Nhưng làm đúng hay làm sai theo Thánh Kinh lại là quyền chọn lựa và quyết định của bất kỳ người tín hữu nào. Ở trong Thánh Kinh sách Ê-xê-chi-ên 18:4 Lời Chúa phán:Nầy mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn cha cũng như linh hồn con, đều thuộc về ta, linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết”.”

      Vấn đề quan trọng nhất của người tin Chúa là phải biết chắc-chắn mình hết tội sau khi đã ăn năn xưng tội. Vậy thì bạn thường xưng tội với ai? Người Công giáo thì xưng tội với linh mục chứ? Linh mục của bạn cũng là người trần gian, ông ấy cũng cần phải xưng tội thường xuyên với Chúa để mong được sự tha thứ về những sai phạm nếu có của mình! Thế tại sao bạn lại đi xưng tội với linh mục? Tôi muốn hỏi bạn hai câu hỏi: 1/ Có phải hiện nay bạn là người đang theo Chúa phải không? Nếu trả lời phải; thì bạn căn cứ vào đâu để bạn qủa quyết rằng bạn đang theo Ngài?Trong Thánh Kinh sách Hê-bơ-rơ 12:2 Lời Chúa phán: Nhìn xem Đức Chúa Giê-xu ,là cội rễ cuối cùng của Đức tin”.” Vậy bạn có nhìn xem Chúa không? Nếu bạn nhìn xem Chúa, thì Chúa phán gì bạn sẽ làm theo đó. Còn nếu bạn nhìn xem giáo hội ,thì giáo hội bảo gì bạn làm theo đó! Như vậy có nghĩa là, hiện tại bạn đang theo giáo hội và đặt niềm tin vào giáo hội, chứ không phải bạn đặt vào Chúa. Bạn có biết rằng, cứ mỗi lần bạn bước đến toà giải tội thì tại chính nơi đó, có hai người đang phạm tội với Đức Chúa Trời không?

        a/ Vị Linh mục phạm tội với Đức Chúa Trời.
         Vì trong Kinh Thánh không có chỗ nào mà Đức Chúa Trời cho phép linh mục thay quyền của Đức Chúa Trời để tha tội cho một người tín hữu phạm tội với Ngài bao giờ. Bạn nghĩ thế nào? Nếu bạn trả lời, là công nhận điều đó nằm ngoài Kinh Thánh và chỉ do sự đặt để trong luật lệ của giáo hội Công giáo mà thôi. Nếu biết vậy thì tại sao bạn lại còn tiếp tục đi xưng tội, để bạn lại có tộiu thêm với Đức Chúa Trời?

        b/  Người xưng tội phạm tội với Đức Chúa Trời .
           Bạn hãy xem trong Thánh Kinh có chỗ nào; Đức Chúa Trời cho phép bạn đến với linh mục, hay bất kỳ một con người nào khác dù có quyền uy đến đâu đi chăng nữa, để người ấy xóa tội cho bạn thay cho Đức Chúa Trời không? Bạn trả lời đi? Tôi chưa thấy một phiên toà nào trên thế giới, mà ghế Chánh án lại để cho  một tội phạm nào đó lên ngồi “chễm chuệ”, rồi tự tuyên bố trắng án cho những tội phạm khác là điều chưa từng xảy ra. Thế thì về phương diện tâm linh còn quan trọng hơn nhiều. Vì làm sao con người bất toàn lại có thể thay quyền của Đức Chúa Trời thánh khiết mà tha tội cho người bất toàn khác có tội được. Bạn là người phạm tội với Chúa, bạn phải xưng tội với Chúa là Đấng thánh khiết và công bình. Vì chỉ có Đấng thánh khiết  mới có quyền tha tội cho kẻ bất khiết mà thôi. Trong Thánh Kinh sách Luca 5:21 : ghi lại lời bàn luận của các thầy thông giáo và người Pha-ri-si đã đem đến câu trả lời cho bạn về phương diện này. Các Thầy thông giáo và người Pha-ri-si bèn nghị luận rằng : “Người này là ai mà nói phạn thượng vậy? Ngoài Đức Chúa Trời há có ai tha tội được sao?”” Bạn thử suy nghĩ, nếu một người phạm tội với Đức Chúa Trời, nhưng nơi người đó ở rất xa nhà thờ, nên việc đến gặp linh mục để xưng tội là điều rất khó khăn. Giả sử chẳng may đêm nay người ấy trút hơi thở cuối cùng thì linh hồn họ thế nào? Còn những người làm việc lâu dài nơi biển cả, những người lính xông pha nơi mặt trận, cận kề với sự sống chết, thì tìm linh mục ở đâu để xưng tội. Bạn có nhớ bài kinh ““Ăn Năn Tội”” không? Nội dung bài kinh thì ăn năn tội thì người có tội đến với Chúa chỉ đọc kinh cho có hình thức thôi, còn xưng tội thì lại đến với linh mục là điều không thể hiểu được! Quá ư là mâu thuẫn.

 II /  Bạn đang thờ phượng Đức Chúa Trời phải không ? Bạn căn cứ vào đâu để bạn khẳng định là bạn đang thờ phượng Đức Chúa Trời ?

       Bạn đang phạm tội với Đức Chúa Trời vì bạn đang thờ phượng với hình tượng Chúa bằng đất.Chứ không phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời Chân Thần hằng sống, Đấng toàn năng và toàn tri đâu. Những loại tội này rất nghiêm trọng, nhưng phải làm thế nào để được Chúa tha thứ. Bạn phải trải qua hai bước mà tôi vừa dẫn chứng ở trên cộng  thêm một bước thứ ba nữa đó là “tuyên xưng đức tin”, để thờ phượng Đức Chúa Trời đúng theo như ý muốn Ngài. Vì trong Kinh Thánh sách Giăng  4: 23 Chúa Giê-xu phán:” Nhưng giờ hầu đến và đã đến rồi , khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần lẽ thật mà thờ phượng Cha : Ấy đó là những kẻ thờ phương mà Cha ưa thích vậy.””

        Khi còn ở trong giáo hội Công giáo, tôi đã từng xưng tội rất đều đặn, nhưng Chúa cho tôi thức tỉnh rất sớm về phương diện này; khi tôi còn là một thanh niên, cho nên tôi đã quyết định bỏ hẳn. Và sau một thời gian; tôi tuyên xưng đức tin, để bắt đầu bước đi theo ý muốn Chúa. Vì mỗi lần tôi đến toà giải tội, tôi phải nói hết tội lỗi của mình với một vị lãnh đạo tinh thần cũng là người bất toàn, chỉ khác nhau cái áo nhà tu thôi, chứ không phải là Chúa. Cho nên trước kia cứ mỗi lần tôi đi xưng tội, thì sau khi nghe xong ông linh mục lượng tội tôi. Cuối cùng ông “phán” với tôi một số lượng kinh phải đọc. Như vậy có nghĩa là phải đọc một số lượng kinh để san bằng một số lượng tội. Thế là coi như an tâm hết tội. Nhưng khi về nhà suy gẫm lại, tôi thấy sự tha tội này mang tính tôn giáo, chứ không phải là uy quyền tối thượng của Chúa! Vì mình phạm tội với Chúa, chứ đâu có phạm tội với linh mục đâu. Cho nên phải xưng với Chúa và chính Ngài xoá tội cho mình chứ. Hơn nữa trong Thánh Kinh sách Rô-ma 3:10 lời Chúa phán :” Như có chép rằng: Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không”.” Cho nên hai người không công bình mà lại đi tha tội cho nhau, thì  mắc tội cả hai với Chúa chứ làm sao hết tội được. Tôi không phủ nhận một điều đó là: Hầu hết các vị lãnh đạo tinh thần là người có đời sống hy sinh, và đạo đức hơn nhiều người. Lại đặc biệt ở chỗ được ơn Chúa gọi. Nhưng Chúa gọi để hầu việc Chúa, để hướng dẫn người tin Chúa đi theo Chân lý Thánh Kinh là Lời Chúa, chứ không phải để thay thế quyền uy tối thượng của Ngài. Và rồi hướng dẫn họ làm theo những gì mà giáo hội đặt ra, khiến cho phần tâm linh của  những người tin lần hồi xa cách Đức Chúa Trời, rồi chết mất về phần linh hồn của họ thì ai là người dám giơ tay đứng ra chịu trách nhiệm?
         

         Khi còn ở Công giáo, vấn đề xưng tội đối với tôi qủa là một việc làm tối quan trọng trong cuộc đời. Có khi tôi xưng tội xong, ngày mai tôi không dám rước lễ. Bởi vì lần trước tôi xưng tội ít lắm, nhưng được linh mục cho  đọc kinh nhiều. Còn lần này tôi xưng tội nhiều, thì lại được linh mục cho đọc kinh ít, khiến tôi nghi ngờ về cách mà linh mục lượng tội của tôi. Tôi về nhà suy nghĩ mãi, không biết là bao nhiêu lượng kinh mình đọc, mới đủ để vô hiệu hoá số lượng tội mình khai. Điều này khiến tôi phân vân. Sau đó tôi đem số tội của tôi lên Dòng Chúa Cứu Thế tôi xưng tội. Sau khi chờ cả hơn một tiếng mới đến lượt mình, cuối cùng của lời xưng tội, thì được vị linh mục cho đọc số lượng kinh gấp đôi. Thật là khó hiểu quá! Lúc bấy giờ tôi nghĩ sao mà giống mấy thầy thuốc bắc cầm tay bốc, chứ không cân lường gì cả, vậy thì chết bệnh nhân rồi còn gì!

      Vấn đề xử lý tội lỗi là một vấn đề phước tạp và quan trọng hơn hết trong đời sống tâm linh của người tin Chúa. Khi bước vào việc xử lý tội lỗi, không phải chỉ một mình Đức Chúa Trời làm được. Nói như thế không có nghĩa Đức Chúa Trời là Đấng bất năng. Nhưng nếu Đức Chúa Trời bằng lòng tha tội cho bạn, mà bạn không chấp nhận xưng nó ra và từ bỏ thì làm sao Ngài có thể  ban sự tha thứ cho. Khi bạn muốn Đức Chúa Trời tha tội cho  nhưng bạn không xưng tội với Đức Chúa Trời mà đi xưng tội với linh mục. Nếu bạn xưng tội với linh mục, thì linh mục sẽ xóa tội cho bạn 100%. Chứ Đức Chúa Trời đâu có cơ hội để mà tha cho bạn, cho nên đối với Đức Chúa Trời, thì tội của bạn vẫn còn nguyên, và lại còn được cộng thêm sau mỗi lần phạm tội nữa. Có khi nào bạn tự hỏi: Linh mục tha tội cho bạn, rồi ai tha cho linh mục? Có thể bạn trả lời là cấp cao hơn. Như vậy chẳng khác nào như ở trong một nhà tù, tội phạm cứ lần lược giả mặc áo quan tòa để tha tội cho nhau. Khi bạn xưng tội với Chúa và được Chúa xóa tội thì bạn nghe trong Thánh Kinh sách Thi-Thiên 103:12 :” Phương Đông xa cách phương tây bao nhiêu. Thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu.””

        Nếu đối chiếu theo Thánh Kinh, thì kể từ khi bạn bắt đầu xưng tội với linh mục đến nay, bạn phạm bao nhiêu tội với Đức Chúa Trời thì nó vẫn còn đó và có thể thêm lên. Vì bạn chưa đến với Đức Chúa Trời để xin sự tha thứ của Ngài. Chính những luật lệ của giáo hội đã đưa bạn đến tình trạng “xáo trộn ”về niềm tin, “xuống cấp” tâm linh, mà cho đến khi nhắm mắt xuôi tay bạn vẫn không nhận ra sự sai trật đó. Chỉ khi nào bạn cầm quyển Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời, và  nhờ ơn Đức Thánh Linh soi sáng cho. Thì bạn mới có sự hiểu biết đúng đắn mà quyết tâm bước theo Chân lý cho đến chết, chứ không phải bước đi theo “chân người”. Nếu như thế thì bạn mới có cơ hội để quyết định sự sống còn cho  linh hồn của mình.

      Có một điều tôi muốn thưa với bạn: Đó là trên thiên đàng không có khu vực dành riêng cho giáo hội hay giáo phái nào. Bạn cũng không thể gặp bất kỳ vị Giáo hoàng nào đã từng cầm quyền trên giáo hội, hay vị linh mục giáo xứ đã từng hướng dẫn bạn khi còn trên đất; để bạn đổ lỗi cho họ, mà bạn chỉ gặp Chúa tại toà phán xét thôi. Cho nên mọi vấn đề sai trật về Chân lý trong niềm tin, thì  bạn là người phải chiụ trách nhiệm với chính mình. Vì Kinh Thánh đã nằm trong tay của chính bạn. Nói tóm lại, khi một người tin Chúa phạm tội, thì người đó phải xưng tội trực tiếp với Đức Chúa Trời, để Ngài tha tội cho. Còn xưng tội như thế nào, và sau khi xưng tội phải làm gì, thì bạn nên tìm đến ngôi nhà thờ Tin-lành gần nhất, ở đó sẽ có người  sẵn sàng hướng dẫn tận tường cho bạn.

III / Có người cho tôi biết rằng: Trong Thánh Kinh có chỗ nào đó, Đức Chúa Trời giao quyền cho các vị lãnh đạo tinh thần Công giáo, họ có quyền quyết định tha tội, hay buộc tội bất kỳ người nào đó có phải thế không?

        Xin Trả Lời :Trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ đoạn 16 câu thứ 19 lời Chúa Giê-xu có phán như sau : Ta sẽ giao chìa khoá nước thiên đàng cho ngươi ; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất ,thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì ngươi mở ở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời”.”Bạn nên mở Thánh Kinh xem sách Ma-thi-ơ đoạn 16 bắt đầu từ câu 13 cho đến câu thứ 23 để bạn có thể hiểu được. Tại sao Chúa Giê-xu lại giao chìa khoá nước thiên đàng cho Sứ đồ Phi-e-rơ; mà người Công-giáo gọi là Phê-rô. Có một số việc quan trọng mà chúng ta phải làm rõ nghĩa sau đây:

        a/ Chúa Giê-xu hỏi các môn đồ một câu hỏi:“ Theo lời người ta nói thì Con người là ai”? Các môn đồ trả lời rằng:  ““Người nói là Giăng Báp Tít; kẻ nói là Ê-li; kẻ khác nói là Giê-rê-mi, hay là một đấng tiên tri nào đó”.”
         b/ Chúa Giê-xu phán tiếp: ““Còn các ngươi thì xưng ta là ai”?” Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng :“Chúa là Đấng Christ ,Con Đức Chúa Trời hằng sống”.” Chúa khen ngợi sự hiểu biết về Chúa một cách chính xác qua câu trả lời của Phi-e-rơ. Sự nhận biết về Chúa Giê-xu của Phi-e-rơ không phải do sự khôn ngoan của chính ông, mà do Đức Chúa Trời ở trên trời soi sáng cho. Sau đó Chúa phán với Phi-e-rơ rằng: ” Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này………”. Ta sẽ giao chìa khoá nước thiên đàng cho ngươi …………….””
         Sự việc Chúa giao chiếc chìa khoá cho Phi-e-rơ là do kết qủa câu trả lời đúng của Phi-e-rơ mà Chúa Giê-xu đã hỏi: ““Ta là ai”?” điều đó đã khẳng định Phi-e-rơ là người biết Chúa Giê-xu một cách tường tận. Chứ không phải giống như người ta nghi ngờ và suy đoán. Giả sử hôm nay ngay giờ này, lúc mà bạn đang đọc cuốn sách nhỏ, đúng vào câu hỏi của Chúa Giê-xu“. “Còn ngươi thì xưng ta là ai”.” Liệu Bạn có trả lời giống như Phi-e-rơ không – thì tôi không biết. Nhưng nếu tôi bắt gặp câu hỏi này đang trong lúc mà tôi còn ở trong Công giáo thì  tôi sẽ trả lời hoàn toàn sai với câu trả lời của Sứ đồ Phi-e-rơ. Câu trả lời của tôi cũng có hai phần như sau:

         1 /  Chúa là Đấng giáng sinh trong chuồng chiên máng cỏ!
2/ / Ngài là con của bà Ma-ri!

       Bạn có còn cách nào trả lời khác tôi không? Nhưng câu trả lời đúng của Phi-e-rơ là gì?
         1 /  Chúa là Đấng Christ.(có nghĩa là Đấng được xức dầu )
2/ Ngài là Con của Đức Chúa Trời hằng sống. (Đấng từ trời đến ).

      Chính câu trả lời đúng của Phi-e-rơ. Nên Ngài đã quyết định thành lập Hội Thánh trên nền tảng của sự hiểu biết, và đức tin về Chúa của Phi-e-rơ. Ngài còn hứa rằng:“ “các cửa âm phủ chẳng thắng được Hội đó””. Như vậy thì chúng ta thử hỏi: Hội Thánh là gì? Là những người tin Chúa hợp lại. Họ được gọi là thánh nhân. Những người thánh nhân hợp lại với nhau để thờ phượng Chúa được gọi là Hội Thánh. Hội Thánh cần gì? Cần nhiều hội viên.  Vì hội viên được thêm vào Hội Thánh, thì Hội Thánh sẽ được nhiều người thánh. Muốn có nhiều hội viên thì phải rao giảng Tin-Lành để cứu người. Muốn rao giảng Tin-Lành phải có quyền năng của Đức Thánh Linh. Khi Tin-Lành được rao giảng, thì hàng-hàng lớp-lớp người ăn năn trở lại với Chúa, thì đó cũng có nghĩa là chìa khoá cánh cửa thiên đàng đã được mở rộng. Chìa khoá thiên đàng mà Chúa giao cho Phi-e-rơ là quyền năng rao giảng Tin-Lành để cứu những kẻ tin. Chứ không phải chìa khoá của quyền lực, hay là chìa khóa kỷ luật.
      

        Nếu tôi không lầm thì ở Việt-Nam đã có những lần tổ chức trao chìa khoá “Vàng” về Khoa Học Kỹ Thuật. Biểu tượng cho sự cống hiến kiến thức để các lớp trẻ tiếp tục phát huy trong tương lai. Thì chìa khoá mà Chúa giao cho Phi-e-rơ cũng mang biểu tượng về sự hiểu biết về Chúa, và nền tảng đức tin đã đạt đến kết qủa qua sự khen ngơị của Chúa, cũng là chìa khoá rao truyền Tin lành để mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời. Thiết tưởng đây cũng là tiêu chuẩn căn bản về sự hiểu biết Chúa cho một người hầu việc Đức Chúa Trời. Có một điều bạn phải nhớ rằng: Chúa Giê-xu chỉ giao chìa khóa nước thiên đàng cho Phi-e-rơ thôi, chứ Chúa không giao chìa khoá hoả ngục cho ông bao giờ. Cho nên câu thứ 19 Chúa Giê-xu phán :” Ta sẽ giao chìa khoá nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì ngươi mở ở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời”.” Sau khi Chúa giao chìa khoá nước thiên đàng cho Phi-e-rơ rồi, thì có hai phần còn lại trong câu Thánh Kinh này ám chỉ về phương diện tâm linh chúng ta cần phải làm rõ :Buộc : Có phải nghĩa của chữ “buộc” ở đây là buộc tội không? Nếu chữ buộc tội thì cũng có nghĩa là sẽ bị xiềng lại, trói lại. Thì cũng có nghĩa là tuyên bố bị án phạt: bị xiềng xích, bị mất tự do. Mở : Có phải chữ mở ở đây là tha tội không? Nếu chữ “mở” có nghĩa là tha tội, thì cũng có nghĩa là sẽ được cởi trói, sẽ tuyên bố trắng án, và được tự do. Nhưng Chúa phán với Phi-e-rơ điều này không có nghĩa là Chúa ủy quyền cho Phi-e-rơ để ông trở thành một nhà độc tài trong việc quyết định sự sống còn về vấn đề linh hồn của một người theo ý riêng của ông. Mà sự cho phép này có mang tính liên kết giữa Đức Chúa Trời và con người, được Đức Chúa Trời sai phái, để thực hiện một công việc tối quan trọng, đó là truyền báTin lành quyền năng để cứu người trên đất. Nếu dưới đất Phi-e-rơ tuyên bố buộc, thì trên trời Đức Chúa Trời buộc. Nếu dưới đất Phi-e-rơ tuyên bố mở, thì trên trời Đức Chúa Trời mở. Điều này có nghĩa gì? Phải chăng khi đọc đến câu Thánh Kinh này có người tưởng chừng như sau khi Đức Chúa Giê-xu đã giao phó quyền hạn tối cao cho Phi-e-rơ xong, thì ở trên trời, Đức Chúa Trời chỉ nghe và làm theo lời Phi-e-rơ thôi chứ Ngài không có ý kiến gì cả, có phải thế không? Nếu bạn cho điều đó là đúng thì còn gì là một Đức Chúa Trời công bình nữa. Và thế giới này làm sao Đạo Ngài phát triển được cho đến ngày nay. Không phải thế đâu thưa bạn ! bạn nên nhớ điều quan trọng này đó là: một Đức Chúa Trời hoàn toàn, không bao giờ lại có thể giao quyền cho một người bất toàn để quyết định linh hồn của bất kỳ ai đó, mà phải chính Đức Chúa Trời.

         Nhưng vì có một số giáo hội muốn lấy câu Thánh Kinh này để hợp thức hoá cho quyền lực của  lãnh đạo tinh thần các cấp, hầu cho họ dễ bề cai trị tín đồ mình, cho nên họ giải thích rằng: Chúa cho phép, khiến cho vô số người hiện nay không sợ Chúa mà chỉ sợ lãnh đạo tinh thần các cấp mà thôi. Điều này khiến cho hầu hết tín hữu Công giáo tin rằng: Lên thiên đàng là do sự quyết định của giáo hội khi còn sống, và của giáo xứ hợp lại đọc kinh cầu nguyện dài hạn, và làm lễ cầu xin cho các linh hồn sau khi đã qua đời!

            Việc mà chúng ta thấy Phi-e-rơ  được Chúa cho phép tuyên bố “buộc” hay “mở ở dưới đất mà Đức Chúa Trời ở trên trời cũng đồng tình chấp nhận, thì Phi-e-rơ dựa vào đâu để tuyên bố buộc một người, hay mở một người? Chúng ta thấy khi quan toà buộc tội một phạm nhân ở trước toà, dưới sự chứng kiến của vô số người, thì ông cũng phải chiếu theo luật pháp để buộc người ấy, chứ không phải muốn tuyên án như thế nào cũng được. Về việc ông tha bổng một phạm nhân cũng vậy. Cũng phải đối chiếu theo luật pháp, chứng cứ, chứ đâu phải muốn tha ai thì ta, còn muốn kết án ai thì kết án đâu. Cho nên khi Phi-e-rơ tuyên bố “buộc” hay “mở” một người nào đó, thì ông cũng phải chiếu theo luật pháp là lời của Đức Chúa Trời, chứ không phải ông muốn tuyên bố “buộc” ai thì ở trên trời “buộc”, mà tuyên bố “mở” ai thì Đức Chúa Trời “mở” đâu. Khi ở trên trời Đức Chúa Trời công nhận lời tuyên bố của Phi-e-rơ, là khi Phi-e-rơ làm đúng theo lời Chân lý của Đức Chúa Trời mà Ngài đã dạy cho.Thí dụ: Khi tôi đi làm chứng về Chúa cho một người, và cuối cùng người đó không chấp nhận đầu phục Chúa, thì tôi có thể dùng câu Thánh kinh Giăng 3:36 như sau: “Ai tin Chúa Giê-xu thì được sự sống đời đời; Ai không chiụ tin Chúa Giê-xu thì chẳng được sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa trời luôn ở trên người đó”.” Và để kết thúc với người đó, tôi dùng lời Chúa để tuyên bố:“ không tin Chúa Giê-xu anh sẽ không có sự sống đời-đời nơi đời sau”. Đây là lời buộc cho một người từ chối Chúa. Nhưng nếu người đó tin Chúa Giê-xu, sau khi cầu nguyện cho họ xong, tôi cũng dùng câu Thánh Kinh này, hay là vô số câu Thánh Kinh khác để tuyên bố rằng: Tội anh đã được Chúa tha, tên anh đã được ghi vào sách sự sống ở thiên đàng. Đây là lời tuyên bố “mở” cho một người đầu phục Chúa. Ở trong Thánh Kinh sách Mác 16:15 Lời Chúa cũng phán :” Ngài phán cùng các sứ đồ rằng : Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người .Ai tin và chiụ phép Báp-tem ,sẽ được rỗi ; nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt”.”

        Có người nói rằng: Chúa Giê-xu chỉ giao chìa khoá thiên đàng cho Phi-e-rơ tức là giáo hoàng mà thôi. Đây chỉ là những lời tuyên truyền  bịa đặt vô căn cứ. Vì khi Chúa Giê-xu giao chìa khoá nước thiên đàng cho Phi-e-rơ, lúc đó ông chỉ là Sứ đồ trong số các Sứ đồ, chứ đâu phải là giáo hoàng trong các giáo hoàng đâu. Mà khi Chúa giao chìa khóa cho ông là vì ông trả lời trước. Cho nên chúng ta hiểu ngầm rằng: ông là người tiêu biểu trong số các Sứ đồ để Chúa Giê-xu trao chìa khoá ấy. Còn chức giáo hoàng chưa có trong thời kỳ các Sứ đồ. Còn ông Phi-e-rơ cũng chưa là giáo hoàng tại Giê-ru-sa-lem bao giờ! Chẳng qua là ước mơ quyền lực rồi sanh ra đủ mọi sự sai trật về cho mình, mất linh hồn không biết bao nhiêu người tin Chúa. Giả sử chìa khoá nước thiên đàng chỉ giao cho Phi-e-rơ thôi, thì sau khi Phi-e-rơ qua đời ông giao cho ai? Mà sao chẳng thấy có lễ bàn giao gì cả, cũng chẳng thấy Kinh Thánh nói gì đến công việc này. Nếu Chúa chỉ giao chìa khoá cho Phi-e-rơ thôi, thì sau khi Phi-e-rơ qua đời, Hội Thánh phải tan rã, Đạo Chúa phải bị tàn đi chứ. Nhưng sao bây giờ Hội Thánh có mặt khắp nơi trên thế giới, quyền năng và dấu kỳ phép lạ của Chúa đang thực thi khắp mọi chỗ mọi nơi, và vô số người đã cúi đầu ăn năn tội, trở về với Chân lý Thánh kinh để thờ phượng Đức Chúa Trời. Thì đây là câu trả lời cho bạn một cách đầy đủ nhất. Đó là chìa khóa của thiên đàng đang nằm trong tay của những người tin Chúa Cứu Thế Giê-xu. Mọi người tin Chúa Giê-xu hiện đang cầm chìa khóa này, đều phải có trách nhiệm mở khóa ,là mở miệng của mình để rao truyền danh Chúa hầu mở mang vương quốc của Đức Chúa Trời cho đến ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu tái lâm. Đó là chìa khóa thiên đàng mà chúng ta đang sở hữu.

          Có người lại hỏi: Trong Thánh Kinh có chỗ nào Chúa truyền cho các Sứ đồ đào tạo người để sau này thừa kế chức Sứ đồ không?

         Xin Trả lời: Trong Thánh Kinh không có chỗ nào Đức Chúa Giê-xu truyền lịnh cho các Sứ đồ đào tạo người để thay thế chức vụ sứ đồ của họ cả. Vì chức Sứ đồ phải hội đủ hai điều kiện nhất định sau đây:

         1/ Phải được chính Chúa Giê-xu kêu gọi.
2/ Phải chứng kiến được sự phục sinh của Ngài.

Có người lại hỏi: Có chỗ nào trong Thánh Kinh, Chúa Giê-xu truyền cho các Sứ đồ huấn luyện người để tiếp tục sứ mạng truyền giáo của các Sứ đồ, để làm chứng về Ngài cho thế giới,  cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại không?

          Xin trả lời :Có, Chính vì Chúa Giê-xu có truyền mạng lịnh này, cho nên sứ mạng truyền giáo khắp thế giới hiện nay đang được Ngài chúc phước một cách không xiết kể. Và quyền năng phép lạ từ nơi Đức Thánh Linh đang xảy ra khắp nơi. Trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ 28:17 Lời Chúa Giê-xu phán:” Đức Chúa Giê-xu đến gần phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp-tem cho họ và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy ta thường ở với các ngươi luôn cho đến tận thế”.” Trong Thánh Kinh sách Công-Vụ 1: 8 cho bạn một sự hiểu biết rõ ràng hơn. Lời Chúa đã phán như sau:““ Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi ,thì các ngươi hãy nhận lấy quyền phép , và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất”.” Đây là chìa khoá thiên đàng mà chính bạn cũng là người đang cầm trong tay của mình . Mở cửa thiên đàng, tức là mở miệng để nói về sự chết của Chúa cho mọi người, hầu cho họ xưng nhận đức tin, thờ phượng Chúa, để tên họ được ghi vào sách sự sống đời-đời ở trên thiên đàng.

 IV/ Tại sao Công giáo có nước phép, còn Tin-Lành thì không có? Theo như Thánh Kinh thì nước phép do ai làm phép?

           Xin trả lời: Trong phần câu hỏi này chúng tôi chỉ trả lời tóm tắt để bạn có thể hiểu được, chứ chúng tôi không đi sâu vào mục đích của nước phép, vì nó có rất nhiều điều phước tạp, liên quan đến những cuộc phục hưng ở khắp nơi. Cho nên tôi chỉ nói sơ qua, rồi có dịp chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề này. về nước phép, thì có người gọi là “nước phép”, có người thì gọi là “nước thánh”. Nhưng nó cùng có chung một ý nghĩa: Đó là một loại nước thường, được linh mục công giáo làm phép vào, cho nên người ta tin rằng, nó không còn là loại nước thường nữa, mà nó là loại nước thiêng liêng, và họ tin là có quyền năng ở trong đó. Nhưng nếu có quyền năng ở trong nước phép thì chỉ là quyền năng của linh mục thôi, chứ không phải quyền năng của Chúa. Vì trong trọn bộ Thánh Kinh chẳng có chỗ nào nói đến nước phép cả. Chẳng qua đây là điều mà giáo hội tự ý đặt ra. Nếu hỏi rằng: tại sao người Tin-Lành không có nước phép? Thì tôi cũng thưa thật với qúy vị một cách thật lòng không dấu diếm, sự việc là như thế này: Vì người Tin-Lành  từ mục sư cho đến tín đồ bình thường, không ai có quyền phép riêng để biến một cái gì đó từ bình thường trở nên có quyền phép cả! Cho nên bất kỳ phương diện gì trên đời sống người tín đồ Tin lành, mọi người  chỉ biết cầu nguyện và xin quyền năng của Chúa làm trên đời sống của mình thôi! Như trong lời Thánh Kinh Chúa đã phán dạy. Người theo Công giáo thì tin rằng khi gặp nguy hiểm về thể xác, hoặc khi bị ma qủy cám dỗ về tinh thần, dùng nước phép sẽ được bình yên. Trong mọi nghi thức của Công giáo thường là dùng nước phép. Có một số người Công giáo có thói quen giữ nước phép trong nhà, hoặc trước khi bước vào nhà thờ nhúng  tay vào bình nước phép rồi làm dấu thánh giá v……v.
        Nếu một giáo hội mà trên hết có giáo hoàng là vô ngộ, rồi các bậc lãnh đạo tinh thần có đầy đủ tất cả, từ quyền năng cho đến quyền phép. Thậm chí làm ra cả nước phép nữa, thì đâu có cần gì đến Đức Chúa Trời nữa. Mà nếu ai có cần Ngài thì Ngài cũng chẳng biết phải làm gì cho người ấy cả! Tiện đây tôi cũng muốn hỏi bạn một câu hỏi, để khơi lại sự suy nghĩ của bạn đó là: Sau khi bạn tắt hơi, bạn hy vọng linh hồn bạn sẽ đi về đâu? Nếu bạn trả lời rằng: Bạn sẽ về thiên đàng với Chúa, thì đây là câu trả lời đúng của bạn. Nhưng cả đời bạn có nhờ đến Chúa đâu mà muốn về với Ngài? Đối với người Tin-Lành thì Đức Chúa Trời có vô số cơ hội, để Ngài thực hiện mọi điều trên đời sống họ. Nhưng đối với bạn, bạn đã đặt niềm tin vào giáo hội và hàng giáo phẩm rồi, tấm lòng bạn đâu còn khoảng trống nào dành cho Đức Chúa Trời nữa đâu! Thiết tưởng bạn nên xem lại niềm tin của chính mình. Bạn có Kinh Thánh trong tay không? Nếu không, bạn hãy tìm một quyển để đọc. Hay là bạn có thể đến bất cứ nhà thờ Tin-Lành nào, xin một quyển, họ sẵn sàng biếu cho bạn để xem, và hướng dẫn bạn để hiểu. Nếu không, bạn có thể ra nhà sách ở Dòng Chúa Cứu Thế cũng có trưng bày bán ở đó .

  V / Tại sao lễ Tiệc Thánh của người Tin-Lành không công nhận đó là  thịt thật và huyết thật của Chúa Giê-xu?

         Xin Trả Lời : Trong Thánh kinh sách Lu-ca 22:14 –-20  Lời Chúa Giê-xu phán: “Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chiụ đau đớn. Vì ,ta nói cùng các ngươi, ta sẽ không ăn lễ nầy nữa cho đến khi lễ ấy được trọn trong nước Đức Chúa Trời. Ngài bèn cầm chén, tạ ơn, rồi phán rằng: Hãy lấy cái này phân phát cho nhau. Vì ta nói cùng các ngươi, từ nay ta không uống trái nho nữa, cho tới khi nước Đức Chúa Trời đến rồi. Đoạn Ngài cầm lấy bánh tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ ,mà phán rằng; Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ mà phán rằng: Chén này là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”” Thánh Kinh ghi lại rất rõ về việc mà Đức Chúa Giê-xu lập bữa Tiệc Thánh, trước khi lên Thập tự giá. Cho nên đang khi ngồi bàn ăn với các Sứ-đồ, thì Chúa Giê-xu bắt đầu lập bữa Tiệc thánh này. Trong câu 19 ghi rõ rằng “Đức Chúa Giê-xu cầm lấy bánh , tạ ơn xong bẻ phân phát cho môn đồ.” Chứ Ngài không dùng dao cắt thịt mình mà phân phát cho môn đồ đâu? Chúa cầm bánh và phán rằng:” “Nầy là thân thể ta””. Chúa muốn dùng bánh để làm biểu tượng về sự hy sinh thân thể của Chúa. Bẻ ra phân phát cho nhau. Ý Chúa muốn nói là thân thể Ngài bị tan nát, bị vỡ ra vì hết thảy chúng ta, như cái bánh bẻ ra vậy, để mỗi người đều hưởng được ơn cứu rỗi qua sự hy sinh cao cả của Ngài.Trong câu 20  ghi rằng:” Khi ăn xong Ngài cũng làm như vậy lấy chén đưa cho môn đồ mà phán rằng : Chén này là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra”.”
       Chúa đưa chén cho môn đồ mà phán“: Chén này là giao ước mới trong huyết ta”. Chứ Chúa Giê-xu không phán “đây là chén huyết của ta”! Vì Chúa Giê-xu chưa từng cầm giao cắt động mạnh của mình để đủ máu mà phân phát cho mười hai Sứ đồ của Ngài bao giờ! Cho nên trong Tiệc thánh có “bánh” và “nước”, là biểu tượng để nhắc nhở cho dân Chúa biết rằng, thân thể Ngài đã vì tội lỗi chúng ta mà tan nát. Huyết Ngài đã bị đổ ra vì tội lỗi chúng ta. Cho nên chính Chúa Giê-xu cũng đã phán  rất là rõ ràng về bánh và chén trong bữa tiệc này. Bởi đó người Tin-lành không thể coi bánh và chén là Thịt thật và Huyết thật của Chúa được. Vì Chúa đâu có truyền dạy như thế! Thử hỏi có học trò  nào ở trên đời này lại đi ăn thịt thầy của mình và uống huyết của thầy mình không? Vậy thì người thuộc về Chúa cũng vậy. Làm sao lại có thể ăn thịt Chúa và uống huyết của Chúa được.  Như vậy có phải là Chúa dạy chúng ta một đường, rồi lãnh đạo giáo hội muốn làm ra vẻ linh thiêng, cho nên lại đi dạy tín đồ một nẻo, thì làm sao mà thấy được Đức Chúa Trời. Qúy vị có thấy trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ  5:18 lời Chúa phán:” Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp, cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.”” Trong Thánh Kinh sách Khải Huyền 22:18 Lời Chúa phán :” Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri này điều gì ,thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách này. Và những kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri này, thì Đức Chúa Trời sẽ cất họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách này”.”

        Bạn nghĩ sao về lời Chúa phán? Bạn nên nhớ rằng, trong Thánh Kinh sách Công vụ cho chúng ta thấy, trải qua suốt thời kỳ các sứ đồ, không có vị nào tuyên bố bánh là “Thịt thật” của Chúa và nước là “Huyết thật” của Chúa Giê-xu bao giờ. Nhưng tại sao Công giáo có điều đó cả hai vậy? Chúng ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại có sự việc này.

          Vào năm (1198- 1216 ) Innocent III là một vị Giáo hoàng có quyền lực hơn hết. Ông tự nhận là“ đại diện của Đấng Christ” “ Đại diện của Đức Chúa Trời”“ Vua cao cả cầm quyền trên Giáo hội và thế giới”, tự nhận có quyền truất phế các vua chúa, và ông qủa quyết rằng:“ Mọi vật dưới đất trên trời và ở địa ngục đều phải phục tùng vị đại diện của Đấng Christ” Ông đưa Giáo hội lên cầm quyền tối cao của nhà nước. Các vua Đức, Pháp, Anh và về thực tế, hết thảy vua chúa Âu-châu vâng theo ý muốn của ông. Thậm chí ông kiểm soát được cả Đông đế quốc, mặc dầu vì ông đối xử contantinople rất tàn bạo, nên kết qủa Đông phương càng thù ghét ông.Trong lịch sử chưa hề có một người nào hành quyền tới mức đó. Ông ra lệnh cho Thập tự quân đi viễn chinh hai lần; ký sắc lệnh tuyên bố phép hoá thể (transsubstantiation) tức là bánh và nước nho của Tiệc thánh “biến thành Thịt và Huyết thật của Chúa.” Xác nhận xưng tội với thầy cả; tuyên bố rằng người kế vị Phi-e-rơ “ không bao giờ, bằng bất cứ cách nào, có thể tách khỏi đức tin Công giáo”, tức là sự vô ngộ của Giáo hoàng đó; lên án bản tín điều, cấm đọc Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ; truyền lịnh tuyệt diệt bọn theo tà giáo, thiết lập Tôn Giáo Pháp Đình ( inquisition). ( trích trong Sử ký Hội Thánh trang 1155 Quyển Thánh Kinh Lược Khảo).

        Mặc dù Giáo hoàng tuyên bố như thế, nhưng sự thật luôn luôn là sự thật. Không ai có thể che đậy Chân lý của Thánh Kinh lâu dài được.Chẳng qua bạn im lặng là bằng lòng với sự sai trật mà thôi. Còn Kinh Thánh trước sau như một. Sẽ chẳng có một con người nào, dù có quyền lực đến đâu, vẫn không thể vùng vẫy, hầu giải quyết được sự khát vọng của chính mình. Đức Chúa Trời Toàn năng là Đấng cầm quyền tể trị vũ trụ. Ngài không thể khuất phục con người nào, dù người đó có quyền lực đến đâu. Cuối cùng thì sự thua thiệt vẫn bao phủ lấy người tín hữu. Bạn hãy thức tỉnh trước lời kêu gọi của Chúa. Trong Thánh Kinh sách Ê-phê-sô 5 : 14 Lời Chúa phán: Cho nên có chép rằng: Ngươi đương ngủ , hãy thức , hãy vùng dậy từ trong đám người chết ,thì Đấng Christ sẽ chiếu sáng ngươi”.”

      Cầu xin Chúa soi sáng cho bạn. Ban cho bạn sự khôn ngoan từ nơi Chúa, để bạn đi đúng theo Chân lý của Ngài. Hầu tên của bạn được ghi vào sách sự sống đời-đời ở trên thiên đàng. Amen.

Servant  Elijah Nghiem