2,859 views

Hy Vọng Đời Sau Trong Đời Này

Công Bố Phúc Âm

Đề -Tài

 Hy Vọng Đời Sau Trong Đời Này

     Khi Walter Bouman một giáo sư chủng viện đã về hưu, vì biến chứng ung thư trong cơ thể ông  phát triển, và theo như sự chẩn đoán của bác sĩ, thì có lẽ ông chỉ còn sống được 9 tháng nữa. Ông suy gẫm nhiều chuyện. Một là nhận xét châm biếm của nhân vật hài Johnny Carson. “Đúng là nhiều ngày sau khi bạn chết, tóc và móng tay bạn vẫn tiếp tục sống, nhưng những cú điện thoại làm chứng ngừng lại.” Ông thấy rằng, sự hài hước là liều thuốc bổ tuyệt vời, nhưng một điều khác sâu xa và qúi giá hơn nhiều về phương diện tâm linh đó là: Chúa Giê-xu là Đấng ông tin cậy, đã luôn ở với ông trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, chính điều đó đã nuôi dưỡng linh hồn ông, và khiến ông luôn bình an trong hy vọng.

    Trong cột báo của Bounman ông viết về nguồn khích lệ lớn nhất của mình: “ Tin Mừng của Phúc Âm, ấy là Giê-xu ở Na-za-rét đã từ kẻ chết sống lại và sự chết không còn cai trị Ngài nữa. Tôi đã đánh cuộc sự sống mình, và nay được gọi để đánh cuộc sự chết của mình, và Chúa Giê-xu sẽ quyết định mọi sự.”

   Trong Thánh Kinh sách Giăng 11 cho chúng ta thấy, Chúa Giê-xu nói với Ma-thê, người bạn thân đang khóc về cái chết của người anh. Ngài phán: “ Ta là sự sống lại và sự sống. Kẻ nào tin ta dù có thể chết vẫn cứ sống. Và ai còn sống mà tin Ta thì sẽ không bao giờ chết ( c 25-26). Đối với từng ngày” hôm nay” chúng ta đang có, và đối với “ ngày mai” không thể tránh được sẽ tới, chúng ta chẳng cần phải sợ. Chúa Giê-xu Christ ở với chúng ta là những kẻ tin cậy Ngài. Và Ngài là Đấng có tiếng nói cuối cùng trong uy quyền tuyệt đối của Ngài. Đó là sự hy vọng chắc-chắn, nằm trong tầm tay của những người đặt niềm tin vào Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Quý vị thân hữu qúi mến.

       Nếu trong cuộc đời của qúy vị, mà ai đó đã có lần được người Tin-lành mời đến thánh đường để tham dự sự thờ phượng và tôn vinh Đức Chúa Trời, thì chắc có lẽ bạn nhận thấy, khung cảnh thờ phượng như thế khó có thể tập trung để hướng vào đối tượng niềm tin một cách hết lòng chứ? Vì không có một hình ảnh, hay bức tượng đúc nào mang biểu tượng về Đức Chúa Trời thì làm sao con người thờ phượng Ngài-có thể tập trung được phải không? Hay là cách trang trí trong bất kỳ nhà thờ Tin-lành nào cũng vậy, bạn có cho là khung cảnh qúa đơn sơ, “nghèo nàn”; đến nỗi không có một điều gì tạo ấn tượng để khiến mình cảm thấy rùng mình, giống như là đang lạc vào trong thế giới thần linh-mà tỏ lòng kính sợ để tin rằng: nơi đó đang có sự hiện diện của đối tượng mình đặt niềm tin giống như các tôn giáo! Tôi đón nhận những lời phát biểu của bạn. Chính vì điều mà bạn đã nói đó là có thật, thuộc về những người không có sự thờ phượng thật, nó đang được thể hiện trong mọi tôn giáo. Cho nên, vấn đề kinh doanh hình tượng đang là một hình thức phát triển kinh tế đáng sợ trên thế gian này! Chính vì lẽ đó, khi nói về niềm tin, chúng ta phải tin Đấng đang sống, thì linh hồn chúng ta mới sống, rồi niềm tin chúng ta mới được gọi là niềm tin sống. Còn khi chúng ta thờ phượng Đấng chúng ta tin, thì chúng ta thờ phượng trực tiếp với Ngài bằng tấm lòng, qua niềm tin của phần tâm linh, chứ không phải hình tượng. Vì nếu bạn lấy hình tượng làm nền tảng của niềm tin, thì có nghĩa là bạn tin hình tượng. Và nếu đúng như thế, thì hình tượng chỉ là một sản phẩm mang tính quyền lực của sự tối tăm, do Sa-tan chủ xướng  để lừa dối con người, do bàn tay người ta làm ra, có gì để khiến bạn phải tin? Và bạn tin cái gì ở trong hình tượng đó? Chỉ khi nào đối tượng niềm tin đã chết rồi, thì người tin đối tượng đó mới thờ phượng hay sùng bái qua biểu tượng, hay hình tượng, rồi gọi là linh tượng, chứ tượng chỉ là tên gọi của một loại sản phẩm bằng đất do thợ gốm nặn ra có gì ở trong đó mà gọi là linh tượng để khiến bạn phải thờ hình tượng?

     Bạn thấy trên thực tế hiện nay, về phương diện thông tin liên lạc: chỉ nói riêng về vấn đề điện thoại, một số công ty đã thường xuyên cho ra đời những loại mẫu mã tuyệt vời mang nhiều chức năng mà có thể ai đó không dùng hết những gì nó có. Thế mà có khi hai người gọi nhau còn không được, vì thời tiết, hay là những vùng có phủ sóng yếu.  Vậy thì hình tượng, đâu có bộ phận nào nằm bên trong đâu, thế mà sao hàng tỷ người cứ liên lạc hàng ngày được, lạ thật chứ! Nếu bạn muốn biết cơ sở sản xuất hình tượng; có những máy móc tối tân như thế nào, thì bạn cứ đến xem một lần cho biết! Nếu bạn có con, mà bạn đã một lần mua cho nó cái điện thoại thuộc loại đồ chơi, thì bạn sẽ thấy: Khi nó cầm lên, lấy ngón tay nhận vào bảng số vài cái rồi để vào lỗ tai a-lô vài tiếng mà không thấy ai trả lời thì nó quăng xuống đất, không dùng nữa, vậy thì ai dám bảo những đứa trẻ nhỏ không thông minh.

     Tôi nói điều này, bạn có thể kiểm chứng trên thực tế một cách rất dễ dàng đó là: Đã có bao giờ bạn thấy trong gia đình, hay ngoài xã hội, hoặc bất kỳ quốc gia dân tộc nào có tục lệ, hay là loại văn hoá nào đó, mà thể hiện sự qúi mến, yêu thương, hay kính trọng ai đó còn đang sống- mà lại họa hình hay đúc tượng người đó để trên bàn thờ mà thờ lạy hàng ngày không?

     Giả sử bạn thắc mắc và đặt với tôi một câu hỏi: Tại sao tôi thấy trên thực tế, có những giáo hội thờ Chúa bằng hình tượng, vậy thì Chúa thuộc về những giáo hội ấy có khác Chúa của Tin-lành không?

 Xin Trả Lời: Khi nói về Đức Chúa Trời, thì duy nhất chỉ có một. Trong Thánh Kinh sách Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký 3: 14 Lời Đức Chúa Trời phán rằng : “ Ta là Đấng tự hữu hằng hữu.”  Cho nên, Đức Chúa Trời không bao giờ chết. Trong 10 điều luật của Đức Chúa Trời, Thánh Kinh sách Xuất-ê-díp-tô-ký đoạn 20: 4 có chép rằng: “ Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nước, dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét Ta, Ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn ngàn đời cho những kẻ yêu mếnTa và giữ các điều răn Ta.”      

      Nhưng để vô hiệu hoá điều luật của Chúa, thì con người phải “hạ bệ” Đức Chúa Trời xuống, rồi tập thể đó cùng nhau tôn vinh con người nào đó lên cầm quyền thay cho Đức Chúa Trời, sau đó sửa Thánh Kinh để trở thành một luật riêng. Cho nên, những quyết định mang tính đối ngược lại với Chân lý Thánh Kinh, thì lịch sử cũng đã ghi rõ: Người đó là ai, tên gì, đã tuyên bố cho phép những người tin theo giáo hội hay giáo phái ấy; đi ngược lại với lời dạy của Đức Chúa Trời về phương diện gì, ngày, tháng, năm nào! Đây là một “điểm son” đáng sợ của niềm tin; mà vô số người đang “ôm ấp”, cần phải được thay đổi để quay về với lời dạy của Đức Chúa Trời, hầu cho tội được tha.

       Bạn có biết rằng, trên thực tế, cách thờ phượng của người Tin-Lành hoàn toàn khác hẳn với các tôn giáo, và nơi thờ phượng không có hình tượng, đã nói lên một điều tối quan trọng mà họ đã đạt được đến tột đỉnh của niềm tin- mà các tôn giáo, hay các giáo hội, hoặc giáo phái đi ra ngoài tiêu chuẩn của Thánh Kinh đang nỗ lực tìm đường vươn tới bằng nhiều cách, nhiều phương pháp, mà không hề gặp được! Nhưng những người tin vào sự cứu chuộc của Chúa Giê-xu đã tìm được chính Ngài, mà không phải qua con đường tu hành, hay tu luyện gì cả. Cũng chẳng phải ăn chay hay là nỗ lực làm điều lành điều thiện, hay siêng năng thờ lạy hình tượng, chỉ vì họ đã đón nhận cái bí quyết độc nhất vô nhị của Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời hướng dẫn; mà hàng tỷ người trong mọi tôn giáo không thể thực hành giống họ được: Đó là chỉ tin thôi. Vì trong Thánh Kinh sách Giăng 3: 13 Lời Chúa Giê-xu đã phán: “ Ta là đường đi, Chân lý và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Đức Chúa Trời.”

     Cho nên, người theo Chúa Giê-xu, là người đã đạt đến tuyệt điểm của sự mơ ước, nghĩa là đã sở hữu được Chân lý. Mà  khi đã tin Đức Chúa Trời hằng sống là Chân lý, thì họ gạt bỏ tất cả mọi hình thức tâm linh mang tính thế gian, do Sa-tan lừa dối, để không có một điều nhỏ nào làm ngăn trở niềm tin của họ. Bởi vì họ luôn tôn cao danh Đức Chúa Trời. Đây là một điểm son, để nói lên; người theo Chúa Giê-xu đã nhận được sự khôn ngoan thật từ trời mà đến, chứ không phải từ thế gian này mà ra. Trong Thánh Kinh sách Giăng 4: 24 Lời Chúa phán: “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần lẽ thật mà thờ lạy.”    

       Nếu bạn là người có bằng lái xe, đã nhiều lần điều khiển chiếc xe của mình trên dòng xe chạy ở xa lộ hay là trong những con đường thành phố. Giả sử, bất ngờ lộ trình vì sự cố trầm trọng nào đó ở phía trước, cho nên đường bị đóng vô thời hạn, khiến bạn không thể tiếp tục trực chỉ con đường đó để trở về nhà. Trong trường hợp này, tôi tin chắc-chắn là bạn không thể có quyết định: là cứ đậu xe ở đó mãi, cho dù có phải chấp nhận chết ở trong xe, chỉ vì bạn muốn chứng tỏ tấm lòng trung thành của bạn với xa-lộ! Mà bạn phải đổi hướng ngay tức khắc, tìm con đường khác để về đến nơi ở của mình. Vậy thì bạn phải biết, con đường nào về nhà được, chứ không phải bạn gặp bất kỳ con đường nào bạn cũng chạy xe vào, rồi nghĩ đó là con đường dẫn về nơi ở của bạn là không thể có hy vọng!

     Trên thực tế của niềm tin cũng vậy: Bạn đang đặt hy vọng về sự sống đời-đời cho linh hồn nơi đời sau, nơi một đối tượng nào đó để gởi gấm cả thể xác và linh hồn cho họ thuộc đời này. Nhưng khi bạn phát hiện, đối tượng mà bạn đang đặt niềm tin là con người cùng loài với bạn; đã chết lâu rồi, thân xác đã trở về bụi đất. Vậy thiết tưởng, bạn cũng không thể ôm niềm tin vô vọng đó, mà cứ tiếp tục với đủ mọi hình thức do tôn giáo đặt ra, chỉ vì bạn muốn chứng tỏ lòng trung thành của bạn với người đã chết là điều vô cùng phi lý. Mà bạn phải quay về với Đức Chúa Trời, vì Ngài là Đấng sống đời-đời,  chính Ngài đã dựng nên bạn, và Ngài đã đến thế gian để tìm bạn, hầu cứu bạn ra khỏi sự kinh khiếp; đang sẵn sàng chờ đợi bạn ở tương lai bằng cách: Tự nguyện đền tội thay cho bạn trên cây thập tự. Vậy thì bạn phải bỏ con đường mà bạn đang tin vào người đã chết, để quay trở về với Đức Chúa Trời hằng sống, hầu bạn nhận được sự sống đời-đời, tên có trên thiên đàng.

     Có một điều tối quan trọng mà tôi muốn bạn hiểu rằng: Chẳng có ai là con người đã chết rồi, hay còn đang sống dưới trần thế này mà lại là đối tượng niềm tin của bất cứ ai. Vì mọi người trên đất đều giống nhau ở chỗ: Bất toàn, bất khiết, và là tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời. Duy nhất chỉ có Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời ở trên thiên đàng vinh hiển, đã bằng lòng xuống thế gian bằng con người thật, để chiụ chết thay cho mọi người,  cho nên bạn phải tin Chúa Giê-xu. Có như thế thì bạn mới có sự phước hạnh trong đời này, và hy vọng chắc-chắn có sự sống thật đời-đời nơi thiên đàng đời sau.

     Nếu bạn là người chưa tin Chúa Giê-xu, mà lại không chiụ tìm hiểu Chúa Giê-xu là Đấng như thế nào, thì đó là một sự thiệt thòi rất lớn đối với bạn, mà không có đơn vị tính nào của con người lại có thể định được giá trị của nó. Trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ  16: 26 Lời Chúa dạy:“ Nếu người nào được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình thì được ích gì, lấy chi mà đổi linh hồn mình lại?”  Giả sử, nếu qua câu Thánh Kinh này, mà bạn bảo rằng: Không đọc Thánh Kinh, tôi cũng vẫn biết giá trị của linh hồn chứ, chính vì lẽ đó cho nên tôi mới có tôn giáo. Nếu bạn nói như thế, thì cũng có nghĩa là bạn đang có nhu cầu về tôn giáo cho chính đời sống tạm bợ này, mà bỏ phế linh hồn, chứ không phải nhu cầu sự sống đời-đời, để  linh hồn được sống. Vì nếu bạn nói: Bạn biết giá trị của linh hồn, và đặc tính của linh hồn là bất diệt, thì bạn đã tin nhận Chúa Giê-xu để tội được tha, linh hồn được cứu, hầu tên bạn được ghi vào sách sự sống đời-đời trên thiên đàng rồi. Cho nên, nếu thực tế bạn đang lạc vào trong quan niệm sai lầm này, thì bạn nên xem lại, để qua niềm tin Chúa Giê-xu, bạn giải quyết thoả đáng cho sự đòi hỏi của linh hồn, là sự sống đời-đời nơi đời sau. Bạn cứ nghĩ lại xem, nếu bạn đang đói thì nhu cầu để giải quyết cho sự đòi hỏi của bao tử để tiếp tục giữ sức khoẻ- thì không phải bạn cần những loại nước uống có hàm lượng chất chua cao để “tẩm bổ” cho bao tử, mà phải là một bữa cơm, với những món ăn phù hợp. Về phương diện tâm linh cũng vậy, linh hồn bạn đang chết vì tội lỗi, bạn không thể cần tôn giáo để tiếp tục duy trì sự chết cho linh hồn, mà bạn phải cần tin nhận Chúa Giê-xu để tội được tha, hầu linh hồn được sống.

Quý vị thân hữu qúi mến.

     Tôi tin rằng, ai trong chúng ta cũng đã có một người bà con xa, gần, bạn bè, hay trong dòng họ đã qua đời. Hoặc là ít nhất đã có một lần đi dự một đám tang nào đó, và đã ngắm nhìn dung nhan của người qúa cố, hay chiêm ngưỡng quang cảnh của nghĩa trang. Nhưng chắc-chắn, hiếm ai trong chúng ta nhận được bài học để đời về cho mình trong đám tang đó, hầu chuẩn bị cho mình ngày cuối cùng phải đến giống như người đã chết. Vì sẽ có một lúc nào đó, tim mình sẽ ngưng đập, rồi rơi vào tình trạng bất động,  giống như người mà mình đang chứng kiến, sau đó sẽ bước vào thực tế của sự đau khổ trong cõi đời-đời ở thế giới bên kia mà không hề hay biết. Cho nên, điều đáng buồn mà hầu hết những người đi dự đám tang khá giống nhau ở chỗ; chỉ bày tỏ sự xót xa thương tiếc, đổ nước mắt cho người qúa cố, chia sẻ nỗi đau khổ, mất mát đối với tang gia, mà quên đổ nước mắt cho chính linh hồn mình, quên chia sẻ nỗi buồn cho chính đời sống mình! Trong Thánh Kinh sách Truyền Đạo 7: 2 Lời Chúa dạy: “Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người, và người sống để vào lòng.”

      Về phương diện tâm linh, nhiều người có những sự suy nghĩ và quyết định vô cùng trái ngược: Thay vì mỗi ngày thấy mình mỗi già đi, thì phải chuẩn bị cho ngày đối diện với một thế giới mới trong cõi đời-đời. Nhưng không! Đa số thì nắm níu cuộc đời tạm, mà bỏ phế đời-đời. Đúng ra, con người khi còn sống phải đặt niềm tin vào nơi Đức Chúa Trời để có sự hy vọng sống phước hạnh trong đời sau, khi giã từ vĩnh viễn đời này. Nhưng không, nhiều người lại cố tình khước từ Đức Chúa Trời, rồi đặt sự hy vọng nơi tôn giáo ở đời tạm này, rồi cố tình tin là tôn giáo sẽ giúp mình khi bước vào thế giới đời sau mới lạ chứ! Điều đó chẳng khác nào một người ở Việt nam trước khi được định cư ở Hoa-Kỳ, thì cố gắng chuẩn bị cho mình thật nhiều tiền Việt-Nam để qua Mỹ xử dụng, mà lại khước từ đồng đô-la của Mỹ! Nếu như thế, thì khi đến Mỹ, số tiền Việt-Nam sẽ giúp gì được cho người Việt-Nam đã đến Mỹ? Về phương diện tâm linh cũng vậy: Nếu bạn khước từ Chúa Giê-xu và không chấp nhận thờ phượng Đức Chúa Trời, thì bạn có hy vọng gì sau khi qua đời? Nếu bạn bảo rằng: Tôi luôn-luôn hy vọng ở tôn giáo mà tôi đã chọn, vì sự thờ lạy hình tượng hàng ngày, khiến niềm tin tôi mỗi ngày có sự tin tưởng chắc-chắn hơn! Vậy giả sử nếu được hỏi: Bạn có biết ai là người ở thế giới bên kia đã có lần trở lại địa cầu này một lần nữa để nói cho bạn biết về tình trạng vô cùng phước hạnh của người thờ lạy hình tượng trong mọi tôn giáo chưa? Nếu bạn trả lời là chưa, thì tôi xin dẫn chứng với bạn một câu Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời được chép trong sách Tiên-tri Ê-sai 2: 17 như sau: “  Sự tự cao của loài người sẽ bị dằn xuống, và sự cậy mình của người ta sẽ bị hạ đi; trong ngày đó chỉ Đức Giê-hô-va là tôn trọng.Bấy giờ các thần tượng sẽ qua hết đi. Người ta sẽ vào trong hang đá, trong hầm đất, đặng tránh khỏi sự kinh khiếp của Đức-Giê-hô-va và sự chói sang của uy nghiêm Ngài, khi Ngài dấy lên để làm rung động đất cách mạnh lắm. Trong ngày, người ta sẽ ném cho chuột cho dơinhững thần tượng bằng bạc bằng vàng mà họ làm ra cho mình thờ lạy, và vào trong hang đá, trong kẽ đá, đặng tránh khỏi sự kinh khiếp Đức Giê-hô-va và sự chói sang của uy nghiêm Ngài, khi Ngài dấy lên để làm rung động đất cách mạnh lắm. Chớ cậy ở loài người, là loài có hơi thở trong lỗ mũi; vì họ nào có đáng kể gì đâu. Amen.

Servant   Elijah  Nghiem