Công Bố Phúc Âm
Đề-Tài
Vì Chúa Yêu Người
Anh Jeef 20 tuổi là một sinh viên. Trong lúc lao động với một số anh em từ trên sân thượng của một cao ốc. Bởi bản tính ngang bướng và nghịch ngợm, anh đã cố tình ném một viên gạch xuống xa lộ. Kết qủa là viên gạch đã rơi với một tốc độ thật nhanh và trúng vào kiếng trước của một chiếc xe hơi đời mới, đang di chuyển, do cô Vickie Prantle điều khiển. Mặt cô bị kính vỡ; xé rách ra nhiều mảnh, mắt phải cô văng ra ngoài, hai môi bị dập, hai hàng răng cửa gãy nát. Cô phải làm một loạt giải phẫu đau đớn.
Cũng kể từ ngay thời điểm đó. Cuộc đời cô đã bước qua một bước ngoặc đau buồn kéo dài suốt cả đời người. Cô là người con gái đẹp, nhưng nay bộ mặt cô đã biến dạng. Cô bị mù một mắt. Là một kỹ sư điện tử, nay cô đã trở thành người tàn phế và hưởng tiền tàn tật suốt thời gian còn lại của cuộc đời! Khi trường đại học nghe tin này, tất cả mọi sinh viên đều phẩn nộ trước hành động gian ác của Jeef. Và mọi người đều báo cho anh biết là hãy cẩn thận vì có thể Jeef sẽ nhận lãnh sự trả thù từ phía thân nhân của Vickie.
Nhưng mọi người không thể ngờ được lòng nhân từ của Vickie. Vì sau khi phẫu thuật cô tỉnh lại, thân nhân kể lại cho cô nghe sự việc xảy ra. Cô không tỏ thái độ giận giữ, ngược lại cô nói rằng: Đây là sự cố tình của một người, đã khiến thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi, anh ta đã biến tôi thành con người đau khổ đến tột cùng. Nhưng tôi xin tất cả những người có trách nhiệm và luật pháp; hãy tha thứ cho anh. Để cho anh hiểu được rằng: Anh đã được ban cho tình yêu thương dồi dào từ một người sống trong tình yêu của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cô nói “ Anh ấy đã cố tình thay đổi cuộc hình dạng của tôi từ tốt đẹp sang xấu xí. Nhưng cũng từ chính cơ hội này tôi muốn Chúa sẽ thay đổi linh hồn và tấm lònh anh, từ xấu xí đến tốt đẹp”.
Trong lúc anh đang bị nhốt trong một trại tù, cô làm đơn yêu cầu thẩm phán cho anh Jeef một cơ hội thứ hai. Kết qủa là anh chỉ lãnh án tượng trưng có 90 ngày trong một trại huấn luyện Hải quân. Anh nói: “Chị ấy đã tặng tôi một món qùa, và tôi sẽ sử dụng đến mức tối đa. Tôi rất biết ơn chị ấy là Cơ Đốc nhân, nếu không; tôi cũng sẽ tiếp tục trở thành người tù tội.”
Nếu anh Jeef này biết ơn Vickie, thì anh sẽ tin nhận Chúa Giê-xu, có như thế thì anh mới là người xứng đáng đón nhận món quà của Vickie tặng. Vì chị bằng lòng sống cả một cuộc đời còn lại với sự tàn phế, để đổi lại một linh hồn được biến đổi. Gỉa sử, nếu anh Jeef không tin Chúa thì sao? Thì tội của anh sẽ gia tăng vào ngày phán xét cuối cùng, nhưng đó là vấn đề đặt ra thôi, chứ không phải là điều mà mọi người mong đợi. Vì người hiểu biết hơn hết để tránh điều đó chính là anh Jeef. Thiết tưởng, chúng ta không nên lo cho anh Jeef, mà qua hình ảnh này, chúng ta nên lo cho bản thân của mỗi chúng ta, xem xét lại đời sống của chính mình, đã có gì xứng đáng, để chứng tỏ tấm lòng yêu Chúa, và vâng phục Chúa, hầu chia sẻ tình yêu thương Chúa, từ chính nơi đời sống mình cho người khác, để làm vinh hiển danh Ngài như cô Vickie đã làm chưa!
Nói, thì ai cũng nói được. Nhất là khi nói yêu Chúa. Hình như lời nói này luôn-luôn ở trên đầu môi chót lưỡi của nhiều người. Cho nên người nói yêu Chúa thì nhiều, còn người hành động theo lời nói thì rất hiếm. Nhất là người thực hành được như cô Vickie thì lại càng hiếm hơn. Bởi trong một hoàn cảnh như thế, mà cô không hề trách Chúa, hay trách người hại mình. Cũng chẳng cần suy nghĩ hơn thiệt như thế nào rồi sau đó mới quyết định, mà cô đã có quyết định tha thứ ngay cho người làm hại mình, sau khi nghe về người cố tình gây nên sự đau khổ cho mình. Trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ 6: 14 Lời Chúa dạy: “ Vả, nếu các ngươi tha lỗi cho người ta , thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi.” Vậy phải chăng cô Vickie là người đã thuộc Lời Chúa và vâng phục theo Chúa dạy, còn vô số người Cơ Đốc nhân trong đó không ít người hầu việc Chúa không thể làm được điều này?
Khi nhìn vào thực tế của Hội Thánh ngày nay chúng ta không thể phủ nhận một điều vô cùng tệ hại đó là: Tín đồ trong Hội Thánh, hay tín đồ giữa các Hội Thánh chung trên toàn thế giới, nếu họ biết nhau, và nếu họ có lỗi lầm gì với nhau, thì tình yêu thương, và sự thông cảm cũng như tấm lòng tha thứ từ nơi Chúa cho họ, vẫn dễ dàng và nhẹ nhàng hơn một số người hầu việc Chúa giữa các Hội thánh với nhau, hay trong giáo phái, hoặc ngoài giáo phái, giáo hội! Bởi tình trạng quyền lực giáo phái, giáo hội; bây giờ có sức mạnh vô hiệu hoá Lời Chúa dạy đối với một số đông người hầu việc Đức Chúa Trời hiện nay. Tệ hại hơn nữa, là có những người; mà người khác chưa từng làm mất lòng mình, chưa từng làm thiệt hại đến mình, và mình chưa từng biết họ, nhưng khi nghe đến tên họ, biết họ là người không cùng tổ chức với mình, là mang mặc cảm, coi thường, ganh tị, thiếu sự tôn trọng. Nếu chẳng may gặp mặt, là cơ hội tỏ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, hay có lời nói bằng cách tuyên truyền từ người này qua người khác, để khiến nhiều người xa lánh họ. Chính vì lẽ đó mà người Việt-nam ta có câu:
” Dò sông dò biển dễ dò, có ai lấy thước mà đo lòng người.”
Tôi nghĩ rằng: Khi cô Vickie tỉnh dậy, thấy mình đang nằm trong bệnh viện, và khuôn mặt thì biến dạng, đó là dấu hiệu kém may mắn, và khi nghĩ về cả một cuộc đời còn lại sẽ là một điều gì đó kinh khủng lắm cho cô, thì đáng lẽ sự mất mát sẽ là một lực thúc đẩy để khiến sự căm tức của cô trào dâng lên đến tột đỉnh chứ! Nhưng thực tế đối với sự hành xử của cô, tất cả đều ngoài sự dự đoán và không thể tưởng tượng được của mọi người. Cô Vickie đã chấp nhận một thân thể tàn phế, và cuộc đời còn lại đang đối diện với vô số khó khăn sẵn sàng chờ đợi cô ở phía trước! Nhưng cô đã biến sự đau khổ của mình thành cơ hội, để cô tôn cao danh Chúa trước sự chứng kiến của nhiều người. Vì Chúa là Đấng đã yêu thương cô, đã cứu cô, và cô chỉ biết yêu mến Chúa bằng cách làm vinh hiển danh Ngài trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cô Vickie là một Cơ đốc nhân tầm thường mà đã làm được điều này, thì chắc-chắn rằng, những người hầu việc Đức Chúa Trời không ở trong hoàn cảnh ấy, sẽ khẳng định là những người có tấm lòng yêu thương, tha thứ, dễ dàng chứ? Vì người hầu việc Chúa thì có cơ hội làm gương, hơn nữa đang ở trong vị trí chăn bầy của Đức Chúa Trời! Vả lại, trách nhiệm của người hầu việc Chúa là người giảng và dạy đạo cho vô số người, thì chắc có lẽ những người chăn chiên sẽ dễ dàng có sự hành xử tuyệt vời hơn cô Vickie nếu một khi có ai vô tình, hay cố ý làm thiệt hại đến mình chứ? Trong Thánh Kinh sách Giăng 13: 34-35 Lời Chúa Giê-xu dạy: “ Các ngươi hãy yêu nhau, như Ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi hãy yêu nhau thể ấy. Nếu các ngươi yêu nhau, thì tại điều đó, thiên hạ biết các ngươi là môn đồ Ta.”
Nhưng thực tế, thì không phải dễ dàng như chúng ta suy nghĩ đâu, vì đối với một số người, thì chức vụ càng cao, cái tôi lại càng lớn. Cho nên, công việc cấp thiết nhất của người Tin-lành ngày nay đó là: những người được gọi là chăn chiên phải biết yêu thương lẫn nhau trước, rồi hãy yêu người lân cận sau! Vì cùng trong hàng ngũ đầy tớ mà không biết yêu thương nhau, thì đừng nói đến chuyện yêu thương người khác. Đời sống của nhiều người chăn chiên hiện nay, nếu đem so sánh với cô Vickie thì qủa là không sao bì nổi. Khi chúng ta nói đến Đại Mạng lệnh của Chúa Giê-xu dành cho những người theo Chúa đó là gì ?: “ Hãy đi khắp thế gian giảng Tin-Lành cho mọi người.” Nhưng nếu tình yêu thương của những người giảng đạo không mở đường cho việc giảng Tin-Lành, thì lấy Tin-Lành ở đâu ra mà giảng?
Câu Chuyện:
Loài Thiên Nga, vốn thường đến viếng Mill pond nước Anh, đây là nơi mà Giám Đốc khu vực của RBC sinh sống. Ông Howard Liverance viết: “ Đây là nơi thật đẹp có vit, ngỗng, cùng cùng loài chim nước nô đùa vui vẻ. Thế nhưng ngay trong khung cảnh bình dị này cũng có hiểm nguy. Góc ao bên kia là một số dây điện. Vài con Thiên Nga sinh đẹp đã chết vì không thấy dây điện khi chúng lại gần ao. Khi Howard thấy điều này đã nói với điện lực họ đã cắm một số cờ đỏ, từ đó đến nay đã không có con Thiên Nga nào bỏ xác tại đó.
Đối với thế gian, Hội Thánh của Đức Chúa Trời là nơi thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của Chúa Giê-xu. Khi mà những người tin Ngài thể hiện cuộc sống gắn bó, và biết quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Cho nên, đây không phải là nơi mà nhiều người coi như có cơ hội để chọn bạn, kết nối tình thân, bè phái để chỉ trích hay lên án người khác. Đành rằng, chúng ta không thể ao ước để tìm ra một người hoàn toàn trong thế giới bất toàn này. Nhưng dù sao, khi những con người bất toàn mà sống với nhau trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời, biết vâng phục Chúa, trở thành một Cộng Đồng Thánh, thì từ nơi đó sẽ có nhiều điều khác biệt với thế gian và gây chú ý cho nhiều người, hầu cho họ có cơ hội tìm hiểu về Chúa mà tin nhận Ngài. Trong Thánh Kinh sách Ê-phê-sô 4: 32 Lời Chúa dạy: “ Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau, như Đức Chúa Trời tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.”
Khi nói đến sự tha thứ là một điều vô cùng khó khăn đối với đa số người. Nhưng lại càng khó khăn hơn đối với những người theo Chúa Giê-xu. Nhất là những người có chức vụ trong Hội Thánh. Vì một người khi tin Chúa Giê-xu xong, học Báp-tem và được cử hành trong một buổi lễ long trọng, một thời gian dài sau đó nếu được đưa vào chức vụ nọ, chức vụ kia. Hay là được huấn luyện qua nhiều khóa học khác nhau, được kêu gọi vào chức vụ chăn bầy, khung thời gian từ khi tin Chúa kéo dài đến khi bước vào chức vụ có thể là từ 5 năm trở lên, có người kéo dài đến 15 hay 20 năm. Nhưng móc thời gian đó đối với một số người, hình như những điều đó giống như là từng bước bắt buộc phải xảy ra trong cuộc đời vậy. Chứ thật sự không phải là mọi người đã từng trải qua những bước như thế nào đó trong Hội Thánh đều được gọi là tái sanh đâu! Trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ 18: 3 rằng : “ Đức Chúa Giê-xu gọi một đứa trẻ đến, để ở giữa môn đồ, mà phán rằng : Qủa thật ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu.”
Có nhiều người chăn chiên viện dẫn rằng: Sự cứu rỗi không bao giờ mất. Vâng, đúng như thế, nếu chúng ta biết vâng theo Lời dạy của Chúa, thì điều đó cũng có nghĩa là, chúng ta tự bảo vệ thành quả của Sự cứu rỗi bằng Lời Chúa thì làm sao mà mất sự cứu rỗi được! Còn nếu chúng ta nghịch lại với Lời Chúa dạy, hướng về xác thịt và thế gian, thì sự cứu rỗi làm sao có thể tồn tại mãi trong đời sống tâm linh chúng ta? Trong Thánh Kinh còn vô số Lời dạy của Chúa để tỉnh thức, hay cảnh cáo về đời sống tâm linh bất tuân của mỗi người trong chúng ta. Chẳng hạn trong sách I Giăng 3: 10 Lời Chúa dạy : “ Bởi đó, người ta nhận biết con cái Đức Chúa Trời và con cái ma quỉ : ai chẳng làm điều công bình là không thuộc về Đức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy.” Trong sách I Giăng 4: 20 : “ Ví có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được.”
Nếu anh em trong Chúa mà không yêu được nhau thì đến chừng nào mới có thể thực hành được Lời Chúa dạy ở trong Thánh Kinh sách Ga-la-ti 5 : 14 “ Vì cả luật pháp chỉ tóm lại trong một lời này: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” Tìm được một người trong Chúa có sự yêu thương tha thứ như cô Vickie qủa là một điều hiếm. Muốn danh Chúa được tôn cao, người tin Chúa và người hầu việc Đức Chúa Trời phải xem lại chính mình. Vì đó là một sự thách thức lớn, quyết định sự sống còn của cuộc đời theo Chúa, hay hầu việc Đức Chúa Trời.
Người theo Chúa không thể chỉ rao truyền Tin lành quyền năng của Đức Chúa Giê-xu cho những người chưa được cứu, mà không đặt nền tảng của việc giảng Tin-Lành là tình yêu thương vô hạn lượng của Đức Chúa Trời qua mỗi người tin. Chúng ta có thể chọn một trong hai mục đích sau đây:
1/ Vâng phục Chúa, giống như lời thánh Phao-lô đã được Thánh Linh cảm động, đã công bố được Thánh Kinh ghi lại trong sách Ga-la-ti 23: 20 : “ Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.”
2/ Không vâng phục Chúa. Trong Thánh Kinh sách I Giăng 3: 14 : “Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình. Còn ai chẳng yêu thì ở trong sự chết.”
Chúng ta đừng nghĩ rằng: mọi người đang cần tình yêu của chúng ta. Mà mỗi chúng ta cần phải làm tròn bổn phận về tình yêu thương của mình đối với người khác.
Servant Elijah Nghiem