3,167 views

Phải Rao Sự Chết

Công Bố Phúc Âm

Đề Tài

Phải Rao Sự Chết

          Ngày 11 tháng 9 Năm 2001, tính đến năm 2014 là 13 năm tròn. Đây là nỗi đau không thể tả, mà cả thế giới không thể nào quên. Vì nó được hình thành qua những tấm lòng và khối óc man rợ của một tổ chức khủng bố. Mà kẻ đứng đầu, chẳng ai khác hơn là trùm khủng bố Osama Biladen, đã bị Hoa-kỳ hạ sát. Và cái giá phải trả cho một con người mất hết nhân tính; khi trút hơi thở cuối cùng, là một thân thể đầy vết đạn, máu vương vãi khắp căn phòng, và nấm mồ là “món qùa cuối cùng” rất đáng giá, dành cho kẻ gian ác cấp quốc tế, là cả một Đại dương mông mênh, tha hồ mà vùng vẫy!

        

            Trùm Khủng Bố Quốc Tế Osama  Binladen

       Trong thế giới khổ đau này, người ta không thể kỷ niệm một niềm vui đã qua, mang một tinh thần cao độ, với vẻ mặt vui mừng hớn hở, rạng rỡ như niềm vui của ngày khởi đầu. Nhưng khi kỷ niệm nỗi đau khổ, hay buồn bã đã trở về dĩ vãng, thì sự cảm xúc lại trào dâng, nước mắt vẫn sẵn sàng tuôn đổ như vừa mới xảy ra vậy!


 19 Tên Khủng Bố

  

        Mười chín thủ phạm đã tra tay vào tội ác, gây nên một thảm họa không thể nào lường trước được hậu qủa của nó tại Hoa-kỳ. Đây là một dấu ấn của một biến cố vĩ đại và đau thương nhất; đã đi vào lịch sử,  khiến cho Hoa-kỳ và cả thế giới không thể nào quên.

       Dù hậu qủa của vụ khủng bố có phá hoại nhiều kiến trúc lộng lẫy, nhất là hai toà tháp đôi nổi tiếng thế giới đã bị san bằng.  Nhưng tất cả sẽ được dọn sạch và xây dựng lại, những đống đổ nát sẽ được dời đi. Những kiến trúc tân kỳ và sang trọng mang tính hiện đại sẽ thay thế, đứng hiên ngang và sừng sững giữa bầu trời. Nhưng những hình ảnh, và sự mất mát người thân, là vết thương không thể nào lành trong lòng của những người có thân nhân bị thiệt mạng trong ngày ấy, đó là điều đương nhiên, vì sự liên hệ trong vòng bà con thân thuộc phải sâu đậm là điều không thể tránh khỏi. Mất về sinh mạng đã là một nỗi đau không thể nào diễn tả được của người thân đã đành, nhưng nếu người nằm xuống bất cứ là ai, thuộc quốc gia dân tộc nào, mà khước từ Chúa Giê-xu, mất cả linh hồn trong thế giới đời-đời thì sự đau đớn còn dâng cao tới mức độ như thế nào nữa? Trong Thánh Kinh sách Ma-thi-ơ 16: 26 Lời Chúa dạy : “ Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người ấy lấy chi mà đổi linh hồn mình lại?” Đây là câu Thánh Kinh không dành cho những người đã nằm xuống, nhưng cho những người đang sống, đang khước từ Đức Chúa Trời yêu thương, đang cố tình bám viú vào con người và thờ lạy hình tượng bằng đất đá do bàn tay con người sản xuất ra và bán cho, chẳng khác nào những loại đồ chơi trẻ em mang hình ảnh con người vậy!

 

 

                          9 11 – World Trade Center Attack

         Bạn nghĩ coi, trên thế giới mà chúng ta đang hiện hữu, mỗi ngày có hàng trăm ngàn người nằm xuống, gồm đủ mọi thành phần xã hội, kiến thức và tôn giáo, trong số đó có cả những con người vô thần nữa. Mỗi tôn giáo lại có một nghi thức riêng biệt để tiễn đưa cái phần xác của người theo tôn giáo đó đi ra nghĩa địa, cả người vô thần cũng thế, chứ đâu phải loại người vô thần sau khi chết rồi, cứ cuốn chiếu đem chôn là xong đâu, mà người ta thường nói chung là đến nơi “an nghỉ cuối cùng.” Nhưng chẳng lẽ tất cả mọi tôn giáo chỉ có lời lẽ đơn giản cho người tắt hơi là đi đến nơi“ an nghỉ cuối cùng “ thôi sao? Từ chỗ đó cho nên tất cả mọi tôn giáo đều hoàn toàn khác với Đạo Chúa. Vì người tin theo Chúa Cứu Thế Giê-xu sau khi tắt hơi được Đức Chúa Trời kể như là hoàn thành nhiệm vụ trên đất, nhận được phước lớn, điều đó được chép trong Thánh Kinh sách Khải Huyền 14: 13 như sau: “ Từ nay, phước thay cho người chết là người chết trong Chúa! Đức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc và việc làm theo sau.” Cho nên, người đặt niềm tin trong Chúa một cách trung tín, dù có nằm xuống bởi bất kỳ biến cố nào, hoàn cảnh thuận hay nghịch, lành hay dữ, thân thể còn nguyên vẹn hay không, hoặc mất xác, cũng vẫn được kể là phước hạnh, mà đã phước hạnh rồi thì không cần ai cúng cơm hay xá lạy gì nữa! Bởi vì người thân đặt niềm tin vào Chúa Giê-xu một cách trung thành, thì dù có ra đi vĩnh viễn khỏi thế giới này bất kỳ lúc nào, những người thân còn ở lại, luôn-luôn có quyền hy vọng tuyệt đối về sự hội ngộ với người thân đã đi trước- nơi thiên đàng đời sau.

        Nhưng xem ra, sau cái chết của người không tin Chúa Giê-xu, và người vô thần, thì còn nhiều nghi thức tôn giáo. Cho nên người thân cứ tiếp tục lễ nghi bằng cách cúng kiến cho người chết: Cầu hồn, cầu siêu, xin lễ, đọc kinh, cầu nguyện…v…v. cho đến khi những người sống đó tiếp tục chết, và người còn sống ở lại cứ tiếp tục lễ nghi cho người vừa chết, cho đến khi những người sau đó lại tiếp tục chết, và cứ như thế thì người chết cuối cùng chết đi, thì ai còn sống mà cúng cho tập thể đã chết? Nếu không còn ai lo, thì những người đã chết lấy gì ăn để mà sống! Nhưng mà xem ra, những người đã chết rồi, có sống đâu mà ăn được đồ cúng? Nếu không ăn được đồ người sống cúng, thì tại sao người sống lại cứ tiếp tục cúng, rồi người sống lại lấy đồ cúng cho người chết để ăn? Khi đã ở ngoài niềm tin nơi Chúa Giê-xu, con người bị quyền lực của sự tối tăm áp hãm, cứ sa vào vòng lẩn quẩn suốt cả đời mà không sao thoát ra được. Chỉ vì không có Lời của Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên con người. Sự sai trái cứ được lập lại từ đời này sang đời kia, từ người này sang người khác trong dòng họ hoặc gia đình, là vì con người cứ bước theo con người và hành động theo ý tưởng của những người đứng đầu, đã bị Sa-tan điều khiển và dẫn dụ. Trong Thánh kinh sách Thi-Thiên 118:8 Lời Chúa dạy: “ Thà nương náu mình nơi Đức Giê-hô-va còn hơn tin cậy loài người.” Cho nên, những người non lòng nhẹ dạ nghe theo con người, thực hành những chuyện mê tín, nghịch lại với lời dạy của Đức Chúa Trời mà lại cứ vui mừng cho là phải! Trong Thánh kinh sách Truyền đạo 12: 7 Lời Chúa cho biết: “ Bụi trong trở vào đất y nguyên như cũ và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời là Đấng ban cho nó.” Vậy thì còn gì nữa để mà cúng với lạy, hay là đọc kinh, cầu nguyện,  xin lễ cho người đã chết?

        Không ai trong chúng ta muốn nhắc lại sự chết của một người, bất kể người đó chết trong hoàn cảnh nào. Vì đó là hình ảnh của sự đau thương mất mát, chia lìa người thân yêu. Trong cả cuộc đời, xem ra nỗi buồn thảm, đau khổ và buồn bã nhất; là ngày người thân mình nằm xuống. Những giọt nước mắt sẽ tự do tuôn chảy cho đến khi cạn kiệt, mà người ta gọi ngày đó là ngày tang chế đã đến! Hình ảnh của ngày 11 tháng 9 chỉ được nhắc lại một cách rất nhẹ nhàng trong ngày kỷ niệm hàng năm thôi. Còn ngoài ngày này, ai cố tình gợi lại những hình ảnh đó, đều được coi là xúc phạm, vì cố tình khơi lại nỗi đau của người khác.

      Nhưng có một điều rất là lạ lùng, gây ngạc nhiên cho toàn thế giới, và tất cả những tôn giáo. Đến nỗi hàng tỷ người không thể tin được, cho nên quay sang mê tín. Đó là Mạng Lệnh mà Chúa Cứu Thế Giê-xu đã truyền cho môn đồ Ngài “ Hãy rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.” Từ Mạng Lệnh độc nhất vô nhị này của Chúa Giê-xu, có thể bạn sẽ thắc mắc và đưa đến 3 câu hỏi sau đây:

1/ Sự chết của Chúa Giê-xu có gì tốt đâu mà phải rao?

       Trong Thánh Kinh sách Tiên-tri Ê-sai 9:1 Lời Chúa cho biết: “ Dân đi trong nơi tối tăm đã thấy ánh sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự chết.”  Chắc bạn cũng phải thừa nhận rằng, ở trên đời này, ai muốn đón nhận một quyền lợi dù nhỏ hay lớn cũng đều phải trả giá chứ? Nhưng nếu cái giá người ấy phải trả mà không tương xứng với giá trị người ấy muốn nhận, thì có hy vọng nhận được kết qủa mà người ấy muốn nhận không?

      Tổ phụ loài người sau khi nghe lời dụ dỗ của Sa-tan mà trái mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Cho nên con người đã phạm tội, linh hồn đã chết mất, con người phải xa cách Đức Chúa Trời và đi lần về địa ngục. Nếu được hỏi: Bạn có tin là đến một ngày nào đó, rồi đến lượt bạn cũng phải chết không? Bạn phải trả lời là: Có. Chứ bạn không thể trả lời là: Không. Bởi vì giáo chủ của bạn cũng đã chết, chứng tỏ ông cũng thuộc về dòng dõi phạm nguyên tội và kỷ tội đối với Đức Chúa Trời. Vậy nếu bạn trả lời: Không. Thì bạn là ai mà được Đức Chúa Trời miễn trừ sự chết? Cho nên bạn cũng đang là một tội nhân trước mặt Đức Chúa Trời, linh hồn bạn đang trong tình trạng chết mất, và bạn đang chờ ngày chết để đi về địa ngục. Nhưng trong Thánh Kinh sách II Phi-e-rơ 3: 9 Lời Chúa dạy: “ Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn mọi người đều ăn năn.” Người phạm tội với Đức Chúa Trời được gọi là tội nhân. Bây giờ muốn trở thành thánh nhân, tên có trên thiên đàng, thì phải có sự trả giá. Nhưng linh hồn của con người thì vô giá, phải làm sao có một hình phạt vô giá mà trả cho xứng đáng với giá trị của linh hồn. Con người là bất toàn, không ai xứng đáng cả, vì đều là tội nhân. Nên Đức Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời thành người, Ngài phải giáng thế đền tội trên cây thập tự thay cho con người. Sự chết của Chúa Giê-xu đã khiến cho tội lỗi được tha linh hồn được cứu, nếu ai nhận Chúa Giê-xu là Đấng chết thay cho mình thì sẽ được làm con của Đức Chúa Trời, từ tội nhân trở thành thánh nhân, có tên trên thiên đàng.

 

 
   


     Chính vì tầm quan trọng của sự cứu chuộc từ nơi Chúa Giê-xu qua sự chết của Ngài, đó là một món qùa vô giá từ trời đến, Ngài ban tặng không cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Nếu ai tin điều đó, thì sẽ được đón nhận về cho mình. Cho nên, sự chết thay của Chúa Giê-xu không phải là tốt. Mà là một đặc ân cao qúi, một sự hy sinh vô điều kiện, mà con người không thể làm, tôn giáo không thể có, cho nên người tin Ngài phải rao, phải báo cho toàn thế giới biết về sự hy sinh cao quí đó của Ngài. Và những người tin Chúa Giê-xu phải có tránh nhiệm và bổn phận đối với tất cả mọi người chưa biết về sự hy sinh của Ngài đã dành trọn cho họ. Trong Thánh Kinh sách Hê-bơ-rơ 9: 22 Lời Chúa dạy: “ Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: Không đổ huyết thì không có sự tha thứ.”

 

2/ Tại sao Đạo Chúa không rao điều gì vui mừng về Chúa Giê-xu , mà lại đi rao sự chết của Ngài?

          Theo bạn, khi một người bước chân vào nhà xác để nhân tử thi, thì ở tại nơi đó ngoài nước mắt và tiếng than vãn, thì có điều gì vui mừng để nói không? Chắc là không chứ? Giả sử, có một người nào đó đến nói với bạn: Tôi sẽ tình nguyện chết thay cho người thân của bạn, để người thân của bạn được sống, nơi người chết đang nằm, tôi sẽ thay vào chỗ đó, thì lúc ấy mới có khởi điểm của sự vui mừng chứ? Nhưng trên thực tế của một thế giới tội lỗi này, bạn đã thấy người nào chết thay cho người nào không? Hay là mọi người đều phải chờ đến ngày chết? Chết thay cho phần xác, con người đã không thể làm được, thì làm sao có thể chết thay cho phần linh hồn để mà hy vọng vào thiên đàng? Nếu bạn trả lời: Không tin Chúa Giê-xu, nhưng tôi vẫn hy vọng vào thiên đàng, vì tôi đã nhìn thấy viễn ảnh của một thế giời đời sau mà tôn giáo đã chuẩn bị cho tôi rất ư là tốt đẹp! Nếu bạn nói như thế thì đó cũng là quyền của bạn, tôi tôn trọng bạn. Nhưng nếu bạn có cái nhìn siêu và xa như thế, thì tôi cũng chỉ có thể nói với bạn là: Cái nhìn đó của bạn, nó cũng giống hệt như cái nhìn của một người khiếm thị, đang đứng trước một truyền hình có màn ảnh rộng, hình ảnh ba chiều, và người đó đang phê bình một cách lưu loát về ưu khuyết điểm chất lượng  màu săc của hình ảnh ấy, có thế thôi!

     Bạn biết rằng: Thế giới này từ khi tổ phụ phạm tội đến nay nó đã trở thành thế giới chết, những hình ảnh ở phía trên bài đọc đã cho bạn thấy tình trạng của một thế giới tội lỗi này đang đi lần hồi về sự đau khổ và chết mất, linh hồn thì ở trong hoả ngục đời-đời, có gì vui đâu để nói. Nhưng bây giờ Chúa Giê-xu đã giáng trần, đền tội thay cho toàn thể nhận loại, trong đó có bạn và tôi, đó là Tin-lành. Bây giờ tin Chúa Giê-xu, đời sau chúng ta không còn đau khổ, và sợ hãi nữa, chúng ta sẽ được sống với Chúa đời-đời trên thiên đàng vui vẻ và phước hạnh. Vậy thì chúng ta phải rao sự chết thay của Chúa cho mọi người để họ biết và tin, còn về phần của chúng ta đã tin, thì cảm tạ Chúa về sự sống đời-đời mà mình đã nhận. Trong Thánh Kinh sách Giăng 3: 36 Lời Chúa phán: “ Ai tin Chúa Giê-xu thì được sự sống đời-đời. Ai không chiụ tin Chúa Giê-xu thì không được sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời luôn ở trên người ấy.” Chúng ta phải rao truyền sự chết của Chúa Giê-xu cho khắp thế gian, vì Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời giáng thế, chết thay cho tất cả chúng ta trên thập tự giá. Đó là điều vui mừng cho toàn thể thế-giới. Chứ không phải Ngài chết vì bệnh, hay vì già giống như giáo chủ của các tôn giáo!

  3/ Chẳng lẽ những người theo tôn giáo khác không được lên thiên đàng sao?

       Bạn nên nhớ rằng: Khi nói đến một người đã bước qua cánh cửa của sự chết, để mà bước vào thiên đàng, thì bạn đừng nghĩ là điều đó giống như khi bạn bước lên cầu thang để vào tầng lầu của nhà bạn, có sức là bước được!  Bạn cũng đừng nghĩ là bước vào ngưỡng cửa thiên đàng, cũng giống như bước vào nhà hàng, có tiền là vào được. Bạn đã có thấy ai, cầm tờ báo quảng cáo, mà coi như vé máy bay, rồi vào phi trường để đi đến nước này, nước nọ chưa? Hình thức của tôn giáo, và niềm tin đặt vào con người  là loại niềm tin thuộc về đất, nó sẽ tan biến ngay khi bạn còn trên đất. Đặt niềm tin vào Chúa Giê-xu và thờ phượng Đức Chúa Trời là niềm tin thuộc về trời, niềm tin ấy sẽ ở trong bạn đời-đời, được sự ấn chứng của Đức Thánh Linh. Không tin Chúa Giê-xu, bạn không thể nào hy vọng vào thiên đàng sau khi bạn trút hơi thở cuối cùng trên đất. Đó là tin buồn cho bạn.  Nhưng ngay bây giờ, bạn quyết định tin nhận sự chết thay của Chúa Giê-xu về cho bạn, thì tội bạn sẽ được tha, linh hồn bạn được cứu, tên bạn có trên thiên đàng, bạn được làm con Đức Chúa Trời và gọi Ngài là Cha của mình, đó là tin vui bất tận cho bạn. Cho nên, khi bạn muốn nói đến sự sống đời-đời là niềm vui mà bạn đã nhận, thì bạn phải rao sự chết của Chúa Giê-xu cho mọi người. Amen.

 

Servant  Elijah  Nghiem